Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?
Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đảo Gạc Ma đã bị quân Trung Quốc đánh chiếm vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: D.Đ.Minh
Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.
Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn.
Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.
Tàu HQ505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: tư liệu
Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:
Đầu tiên, ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt
trắng trợn với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!
Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!
Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!
Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền Trung Quốc.
Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!
Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh ngày 14.3.1988 tại Cam Ranh (Khánh Hòa) - Ảnh: tư liệu
Thứ hai, có một câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại tiến hành đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa vào tháng 3.1988?
Cuối 1987 đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam rơi xuống điểm thấp nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tình hình trong nước chồng chất khó khăn: kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số người dân cực kỳ vất vả.
Cũng trong thời điểm đó, Liên Xô cũng bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội. Bắc Kinh cúi mình trước Washington, tự nhận là “NATO phương Đông” để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ Lào và Campuchia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.
Lợi dụng tình thế khó khăn đó của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho ý đồ lâu dài.
Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988, nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988 cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối” lại trở thành điều có thể lợi dụng được!
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc - Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên đảo Len Đao (quần đảo Trường Sa) - Ảnh: D.Đ.Minh
Câu chuyện xảy ra ngày 14.3.1988 tại Trường Sa đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Sự hy sinh của những người lính Việt Nam 25 năm trước là một lời nhắc nhở tới 90 triệu người đồng bào hôm nay, trước hết là những người có trọng trách với dân tộc, không bao giờ được quên 3 điều:
Một là, lòng tin phải được đặt đúng chỗ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là lời nói mà là hành động. Các đấng quân vương Trung Hoa từ xưa đến nay và từ nay về sau đều là những bậc thầy về nghệ thuật “nói một đàng làm một nẻo”. Tin vào những điều mà giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh nói không khác gì chuyện “gửi trứng cho ác”!
Hai là, cần phải hiểu về con đường mà Trung Quốc lựa chọn. Những toan tính và hành động của Trung Quốc liệu có phải là một quốc gia cộng sản đồng chí như họ từng miêu tả hay thực tế là chính sách dân tộc nước lớn vị kỷ?
Việc vô cớ đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng, bất kể quốc gia đó phát triển theo đường lối nào cũng là đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và phản bội đối với chủ nghĩa Marx - Lênin mà Trung Quốc từng sử dụng như một chiêu bài.
Láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi, trừ phi có một trận siêu động đất đẩy hai quốc gia ra xa nhau!
Việt Nam cần và mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ ấy cần được đặt trong sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến” là chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức được điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “ứng vạn biến” như “mười sáu chữ”, “bốn tốt” có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu quả lớn cho quốc gia, dân tộc!
Chúng ta đã có được bài học đắt giá khi rơi vào cảnh bị cô lập trên trường quốc tế từ 1979-1990. Bài học ấy cùng với sự kiện 14.3.1988 mách bảo chúng ta rằng bị cô lập không đồng nghĩa với có độc lập, mà ngược lại, bị cô lập sẽ dẫn đến thảm họa, thậm chí mất cả độc lập và chủ quyền quốc gia.
Các nhà sử học Việt Nam chân chính và những người Việt có lương tâm trong sáng sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, mổ xẻ, soi xét sự kiện 14.3.1988 một cách khách quan để rút ra bài học bổ ích cho những người Việt hiện nay và các thế hệ mai sau.
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thuộc sở hữu riêng của riêng ai. Nó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc.
vnn
tội nghiệp mấy trăm người bỏ mạng khi giao chiến với tàu cộng mà chính phủ việt cộng làm ngơ ,không nhắc gì đến suốt 25 năm,vậy tự hỏi tại sao phải bỏ mình cho chính quyền hèn hạ như vậy? vì cái gì? có xứng đáng không?
tội nghiệp mấy trăm người bỏ mạng khi giao chiến với tàu cộng mà chính phủ việt cộng làm ngơ ,không nhắc gì đến suốt 25 năm,vậy tự hỏi tại sao phải bỏ mình cho chính quyền hèn hạ như vậy? vì cái gì? có xứng đáng không?
Cái này không gọi là đánh chiếm được, mà nên gọi là tiếp thu mới đúng. Tiền ngưòi ta trao rồi, thì người ta phải lấy cháo thôi. Đám Chó chết CSVN đến giờ này mà vẫn còn tính chối quanh, và chạy tội bán Biển. Mang lính của mình ra làm bia cho người ta tập bắn một cách dã man để diễn hết màn kịch. Bây giờ chuyện đỗ vỡ ra thì cứ vẫn một mực dùng câu bảo vệ lãnh thổ để chạy tội bán nước là sao?
Cái này không gọi là đánh chiếm được, mà nên gọi là tiếp thu mới đúng. Tiền ngưòi ta trao rồi, thì người ta phải lấy cháo thôi. Đám Chó chết CSVN đến giờ này mà vẫn còn tính chối quanh, và chạy tội bán Biển. Mang lính của mình ra làm bia cho người ta tập bắn một cách dã man để diễn hết màn kịch. Bây giờ chuyện đỗ vỡ ra thì cứ vẫn một mực dùng câu bảo vệ lãnh thổ để chạy tội bán nước là sao?
Thử tìm hiểu những mắt xích bị đứt trong trận Trường Sa 14/3/1988
Trận Trường Sa ngày 14/3/1988 đã xẩy ra cách đây một phần tư thế kỷ, nhưng cho đến nay, để tìm hiểu thêm về trận đánh này người ta vẫn thấy có những khoảng trống khó hiểu. Quân sự của CSVN có ghi chép một số sự kiện về biến cố này, tuy nhiên với thói quen cố hữu cạo sửa, uốn nắn lịch sử cho mục tiêu tuyên truyền và nắm quyền của đảng, những ghi chép này có thể không hoàn toàn trung thực theo như nghĩa “sử” của nó. Còn đảng CSVN vẫn khoe rằng họ lãnh đạo đất nước đi “từ chiến thắng này sang chiến thắng khác” nhưng hai biến cố lớn và quan trọng là Trường Sa 1988 và trận biên giới phía bắc trước đó lại không được khoe ra và hoàn toàn không được một sử sách nào của họ đề cập đến.
Có lẽ hình ảnh rõ rệt và duy nhất về trận đánh Trường Sa là video tuyên truyền của Trung Cộng được tung trên mạng internet từ năm 2008. Qua đó, người ta thấy những người lính Việt Nam đang lom khom dưới biển, nước ngập tới lưng. Sau mấy tiếng “tả, tả, tả!….” (đánh, tấn công), các súng lớn súng nhỏ trên tàu chiến Trung Cộng thi nhau xả đạn vào những người lính và ba con tàu của Việt Nam. Tường thuật của 9 chiến sĩ VN sống sót trở về đi vào chi tiết và cận cảnh hơn, làm nổi rõ thêm sự tàn bạo của lính Trung Cộng được ghi lại trong video kể trên.
Trên một số diễn đàn Anh ngữ thảo luận về biến cố Trường Sa, người ta đã không khỏi ngạc nhiên về những gì họ thấy được trong video của Trung Cộng. Không ít người gọi đây là “cuộc tàn sát” chứ không thể nào coi là một trận hải chiến theo đúng nghĩa của nó. Từ đó câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao phía VN (lãnh đạo VN) lại để những người lính của mình phải chiến đấu trong hoàn cảnh như vậy? Và ai phải chịu trách nhiệm về việc này?”
Đây cũng là câu hỏi được nhiều người VN đặt ra, nhất là vào thời điểm cận kề ngày giỗ của các tử sĩ Trường Sa.
Trước khi thử đi tìm câu trả lời cho câu hỏi vừa kể, thiết tưởng cũng nên biết qua một vài đặc điểm liên quan đến các trận đánh trên biển.
1/ Trên mặt biển mênh mông, ngoại trừ trường hợp thời tiết xấu cản trở tầm nhìn, tầm quan sát trên mặt biển rất xa. Độ xa này tuỳ thuộc theo độ cao của đài chỉ huy chiến hạm. Trong trường hợp thời tiết tốt, tầm quan sát chỉ bị giới hạn bởi độ cong của quả đất (tức là có thể thấy tàu bè khác ở tận chân trời). Ngay cả trường hợp thời tiết xấu hay trong đêm tối thì qua phương tiện radar và bảng “vận chuyển chiến thuật” có sẵn trên các chiến hạm (ra đời sau thế chiến thứ hai), người ta dễ dàng tính toán được chính xác hướng đi và vận tốc tàu địch. Vì vậy, các trận đánh trên mặt biển (không có tàu ngầm tham chiến) thường thì cả hai bên đều thấy và theo dõi nhau từ rất xa, và vì vậy có nhiều thời gian thay đổi vận chuyển (hướng, vận tốc,v.v….), đội hình và chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho việc nổ súng khi tàu địch trong tầm tác xạ.
2/ Các khẩu hải pháo của chiến hạm phần lớn là súng phòng không, sơ tốc lớn (sơ tốc: Vận tốc đầu đạn khi ra khỏi nòng súng) nên có sức công phá mạnh và đạn đạo tương đối thẳng (dễ trúng đích), có nhịp bắn nhanh và tương đối chính xác trong tầm sát hại. Các loại pháo 37 ly, 40 ly được đề cập đến trong trận Trường Sa thuộc loại này. Vì vậy, súng cá nhân với tầm bắn trên 1 cây số và tầm sát thương 200m trở lại không đóng vai trò quan trọng trong một trận chiến trên biển.
3/ Các ổ hải pháo trên chiến hạm không xoay tròn 360 độ được, mà bị giới hạn ở một góc độ nào đó để không hướng và bắn vào đài chỉ huy của chiến hạm mình khi lâm chiến. Do đó, khi tàu neo (hoặc đậu) tùy theo hướng gió và giòng nước, con tàu gần như nằm ở một hướng độ nhất định nào đó. Vì không xoay tròn 360 độ được, khi tàu neo, một vài ụ súng có thể không hướng về phía chiến hạm địch được.
4/ Do đặc tính về không gian và tầm hoạt động rộng lớn và chiến trường trên biển cũng thường ở rất xa căn cứ, đòi hỏi thời gian di chuyển; vì vậy các chiến hạm thường thực hiện những công tác dài ngày theo kế hoạch đã định trước với loại chiến hạm và các khí tài phù hợp cho nhiệm vụ.
5/ Ngoại trừ đang ở trong cuộc chiến với nước thù địch, mọi quyết định lâm trận với một lực lượng ngoại quốc thường đến từ giới chức cao nhất của quốc gia với một số mục tiêu cụ thể. Thí dụ như tổng thống Mỹ quyết định mở các trận chiến ở Trung Đông, thủ tướng Anh với trận Falkland (1982); hoặc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với thủ bút ra lệnh hai điểm cho trận chiến Hoàng Sa.
a/ Kìm chế và đuổi tàu Trung Cộng ra khỏi lãnh hải Việt Nam,
b/ Trong tường hợp bất khả kháng thì toàn quyền hành động để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Với các điểm khá phổ quát liên quan đến trận chiến trên biển vừa liệt kê ở trên, kiểm điểm lại những gì đã diễn ra ở trận Trường Sa thì dường như tất cả đều có sự bất thường nào đó.
“Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?” Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng.
Trong một bài viết mới đây trên trạng mạng Việt Study (1), tác giả Lê Ngọc Thống đã rất chính xác khi đặt vấn đề: “Trước một kẻ thù to lớn, hung hăng, hiếu chiến, điều quyết định đầu tiên là Hải quân Việt Nam có dám đánh lại chúng hay không? Vì chỉ khi dám đánh mới nghĩ ra cách đánh để thắng.”
Ở trận Trường Sa 1988 tiền đề này gần như không ai đặt ra. Mắt xích lãnh đạo chỉ huy bị đứt ở cấp cao nhất. Trong hồi ức về trận chiến này, dưới bút danh Phạm Trung Trực, một sĩ quan hải quân trong chiến dịch CQ 88 bảo vệ Trường Sa lúc đó đã thuật lại rằng:
“Cuối tháng 2-1988 Hải quân Trung Quốc tăng thêm 4 tàu hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay: Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?
Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng.“
Với thái độ vô trách nhiệm này của hàng lãnh đạo (tức Bộ Chính Trị), các cấp kế tiếp chẳng ai thấy cần thiết phải làm gì thêm, chưa nói đến việc “phải nghĩ ra cách đánh để thắng”. Lãnh đạo như vậy là đã tệ rồi, nhưng thực tế thì còn tệ hơn nhiều. Trên trang mạng AnhBaSam gần đây có đăng vài giòng tin ngắn về lệnh của cấp bộ chỉ huy kế tiếp (tức bộ quốc phòng) trong trận Trường Sa như sau:
“Bộ trưởng Quốc Phòng lúc đó là Lê Đức Anh đã ra lệnh cho các chiến sĩ của ta không được nổ súng bắn vào quân TQ tấn công chiếm đảo vì sợ “bị khiêu khích”. Chỉ một nhóm chiến sĩ đã cưỡng lệnh này và bắn vào kẻ xâm lược.“
Với mệnh lệnh rất rõ ràng và cụ thể như vậy, có lẽ bộ tư lệnh hải quân bị ở vào thế mắc kẹt. Vì vậy, tuy có quyết tâm cao như thành lập bộ chỉ huy tiền phương để giải quyết mọi tình huống, chuyển các phương án chiến đấu phù hợp với tình hình từ “sẵn sàng chiến đấu” vào cuối tháng 10/1987 sang sẵn sàng “chiến đấu cao” vào đầu tháng 3/1988, đưa người và phương tiện ra đảo xây dựng công sự, nhận định xác đáng về vị trí chiến lược của đảo Gạc Ma, v.v… nhưng lại hoàn toàn không có một lực lượng nào để ngăn chặn sự lấn chiếm trong khi Trung Cộng này càng gia tăng cường độ gây hấn; cũng như để yểm trợ và bảo vệ cho các chiến sĩ của mình đang làm nhiệm vụ xác lập chủ quyền đất nước. Cuối cùng, để đối đầu với lực lượng thật hùng hậu của địch, phía hải quân VN chỉ đưa đến chiến trường 3 tàu vận tải với lệnh: ngăn chặn sự lấn chiếm của Trung Quốc bằng cách nhanh chóng xây dựng các cơ sở vật chất trên một số đảo. Điều này cho thấy mệnh lệnh ở trên đã giới hạn quan niệm hành quân của hải quân rất nhiều, dù rằng các cấp chỉ huy hải quân chắc chắn đều biết rõ những đặc điểm chiến đấu trên biển như đã nêu ở trên để có thể thực hiện một phương án tối ưu nào đó, vừa bảo vệ được tối đa các hòn đảo, vừa hạn chế thiệt hại đến mức tối thiểu.
Cũng có thể là do nhân sự và phương tiện chiến đấu hạn chế, nhưng nhiều phần đây có lẽ là cách để các chiến sĩ của ta không có cách nào bắn vào quân Trung cộng tấn công chiếm đảo, để không trái lệnh của bộ trưởng quốc phòng. Bắn vào quân Trung Quốc là điều rất dễ xẩy ra nếu hải quân có một lực lượng chiến đấu đúng nghĩa ở trên mặt biển, vì dù ở thế yếu hơn các chiến sĩ hải quân chắc chắn không cam chịu nhục nhã trước sự gây hấn và lấn chiếm của quân xâm lược.
Cũng vì những mệnh lệnh như trên mà các chiến sĩ ở chiến trường đã hoàn toàn bị bất ngờ khi bị địch bắn xối xả vào lúc tàu đang neo đậu và một phần binh sĩ đang ở dưới biển. Cần nêu ra một vài chi tiết ở đây để có thể thể nhận thấy rằng các chiến sĩ hải quân có khả năng rất cao trong tình thế nguy nan lúc đó. Với quân số tổng cộng tại chỗ của cả HQ 604, 605, và 505 là khoảng hơn 80 người; nhân số này thực ra chưa đủ, hoặc chỉ tròm trèm với cấp số nhân sự cho một dương vận hạm như HQ 505 hoạt động bình thường. Khi súng nổ một số lớn binh sĩ đang ở dưới nước, nhân số còn lại trên tàu hẳn là rất ít ỏi; thế nhưng trong tình huống đó họ đã thực hiện cùng một lúc 3 nhiệm sở trong vòng 28 phút của trận chiến: Nhiệm sở neo (nhổ neo), nhiệm sở tác chiến (chống trả sự tấn công của Trung Quốc), nhiệm sở vận chuyển và ủi bãi. Chính báo cáo của Trung Quốc cho biết họ có 6 người bị tử thương, 21 bị thương, nên có thể tin rằng những thiệt hại này do HQ 505 gây ra cho địch, vì tại chiến trường lúc đó chỉ có chiến hạm này có loại pháo 40 ly và 20 ly, là loại súng có nhịp bắn nhanh, chính xác và tầm sát hại lớn.
Với những phân tích vừa kể, không còn nghi ngờ gì nữa, chính thái độ vô trách nhiệm của cấp lãnh đạo cao nhất, rồi sau đó mệnh lệnh không được bắn vào quân xâm lược là nguyên nhân dẫn đến việc không có một phương án hành quân để bảo vệ các chiến sĩ VN và chống trả lại địch hữu hiệu. Đồng thời cũng đặt các chiến sĩ tại mặt trận vào một tình thế hoàn toàn bất ngờ trước sự hiếu chiến và tàn bạo của kẻ thù. Với những mệnh lệnh không rõ ràng đó của cấp trên, có thể khiến các chiến sĩ tại mặt trận cho rằng tuy xẩy ra sự giành giật các hòn đảo qua lại, nhưng sẽ không có nổ súng (vì mình không được phép bắn vào địch). Như vậy, đã rất rõ ràng ai là người chôn vùi các chiến sĩ Trường Sa.
Thái độ này của giới lãnh đạo CSVN càng thể hiện rõ sau này qua việc bỏ trống sự kiện Trường Sa trong sử sách, cấm các phương tiện truyền thông nhắc nhở, cấm các buổi tổ chức tưởng niệm, thậm chí chữ “anh hùng” trên bia một anh hùng Trần Văn Phương cũng bị đục bỏ. Năm ngoái blogger Mai Thanh Hải đã nghẹn ngào vì khóc cho các chiến sĩ Trường Sa mà cũng bị cấm, còn giáo sư Hà Văn Thịnh thì uất nghẹn:
“Tháng ba
Sao tôi chẳng được quyền kể về các anh?
Lỡ gọi tên có thể là tù tội
Anh dũng hiên ngang bị vùi trong bóng tối
Việt Nam ơi, nhức mỏi đến bao giờ?”
(Trích bài thơ ’Tháng 3, ngày 14, Việt Nam ơi’ )
Lê Vĩnh Thu
Sao Mai
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
Thử tìm hiểu những mắt xích bị đứt trong trận Trường Sa 14/3/1988
.................... .................... .................... .................... .................... ....
“Cuối tháng 2-1988 Hải quân Trung Quốc tăng thêm 4 tàu hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay: Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?
Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng.“
“Bộ trưởng Quốc Phòng lúc đó là Lê Đức Anh đã ra lệnh cho các chiến sĩ của ta không được nổ súng bắn vào quân TQ tấn công chiếm đảo.................... .................... .................... .................... .........
“Tháng ba
Sao tôi chẳng được quyền kể về các anh?
Lỡ gọi tên có thể là tù tội
Anh dũng hiên ngang bị vùi trong bóng tối
Việt Nam ơi, nhức mỏi đến bao giờ?”
(Trích bài thơ ’Tháng 3, ngày 14, Việt Nam ơi’ )
Lê Vĩnh Thu
Sao Mai
Như vậy bộ đội việt cộng làm bia sống cho bộ đội tàu cộng bắn chớ sao lại gọi là hải chiến, lệnh trên cấm nổ súng thì không thể là trận chiến được.
Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?
Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.
Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn.
Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.
Tàu HQ505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: tư liệu
Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:
Đầu tiên, ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt trắng trợn với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!
Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!
Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!
Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền Trung Quốc.
Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!
Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh ngày 14.3.1988 tại Cam Ranh (Khánh Hòa) - Ảnh: tư liệu
Thứ hai, có một câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại tiến hành đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa vào tháng 3.1988?
Cuối 1987 đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam rơi xuống điểm thấp nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tình hình trong nước chồng chất khó khăn: kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số người dân cực kỳ vất vả.
Cũng trong thời điểm đó, Liên Xô cũng bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội. Bắc Kinh cúi mình trước Washington, tự nhận là “NATO phương Đông” để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ Lào và Campuchia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.
Lợi dụng tình thế khó khăn đó của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho ý đồ lâu dài.
Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988, nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988 cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối” lại trở thành điều có thể lợi dụng được!
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc - Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên đảo Len Đao (quần đảo Trường Sa) - Ảnh: D.Đ.Minh
Câu chuyện xảy ra ngày 14.3.1988 tại Trường Sa đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Sự hy sinh của những người lính Việt Nam 25 năm trước là một lời nhắc nhở tới 90 triệu người đồng bào hôm nay, trước hết là những người có trọng trách với dân tộc, không bao giờ được quên 3 điều:
Một là, lòng tin phải được đặt đúng chỗ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là lời nói mà là hành động. Các đấng quân vương Trung Hoa từ xưa đến nay và từ nay về sau đều là những bậc thầy về nghệ thuật “nói một đàng làm một nẻo”. Tin vào những điều mà giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh nói không khác gì chuyện “gửi trứng cho ác”!
Hai là, cần phải hiểu về con đường mà Trung Quốc lựa chọn. Những toan tính và hành động của Trung Quốc liệu có phải là một quốc gia cộng sản đồng chí như họ từng miêu tả hay thực tế là chính sách dân tộc nước lớn vị kỷ?
Việc vô cớ đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng, bất kể quốc gia đó phát triển theo đường lối nào cũng là đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và phản bội đối với chủ nghĩa Marx - Lênin mà Trung Quốc từng sử dụng như một chiêu bài.
Láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi, trừ phi có một trận siêu động đất đẩy hai quốc gia ra xa nhau!
Việt Nam cần và mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ ấy cần được đặt trong sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến” là chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức được điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “ứng vạn biến” như “mười sáu chữ”, “bốn tốt” có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu quả lớn cho quốc gia, dân tộc!
Chúng ta đã có được bài học đắt giá khi rơi vào cảnh bị cô lập trên trường quốc tế từ 1979-1990. Bài học ấy cùng với sự kiện 14.3.1988 mách bảo chúng ta rằng bị cô lập không đồng nghĩa với có độc lập, mà ngược lại, bị cô lập sẽ dẫn đến thảm họa, thậm chí mất cả độc lập và chủ quyền quốc gia.
Các nhà sử học Việt Nam chân chính và những người Việt có lương tâm trong sáng sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, mổ xẻ, soi xét sự kiện 14.3.1988 một cách khách quan để rút ra bài học bổ ích cho những người Việt hiện nay và các thế hệ mai sau.
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thuộc sở hữu riêng của riêng ai. Nó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc.
Này ta nói để các ngươi biết...Nếu các ngươi lấy 1 tấc đất của Tổ Quốc làm mồi dâng cho giặc ( Tàu cộng) thì tội phải tru di...cửu tộc đó nghe .Con cháu mai sau sẻ đời đời nguyền rủa các người(Đỉnh cao trí tuệ).
Như vậy bộ đội việt cộng làm bia sống cho bộ đội tàu cộng bắn chớ sao lại gọi là hải chiến, lệnh trên cấm nổ súng thì không thể là trận chiến được.
Bởi vì đảng CS bưng bít nói láo dân hồi đó cứ tưởng thật .Các bộ đội sau khi thoát nạn kể ra sự thật thì " về vườn " cho đến bây giờ mới NHÁ ra chút đỉnh
Thời VNCH mới thực sư là Hải Chiến vì đã được lệnh khai hỏa trước đối với tàu cộng xâm chiếm .
Sau này mấy chiếc HQ của VN CH để lại , chúng dùng để làm bia cho tàu cộng trả thù ( tàu VNCH do USA viện trợ quá dở )) . Thật ra chúng chưa học được chiến thuật thủy chiến hoặc vì trình độ Đỉnh cao trí tuệ am hiểu
đưa đầu cho tàu gõ trước sau đó quì lạy dâng đất , dâng biển ...
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.