Từ sau tết, thị trường xe máy vẫn tiếp tục ảm đạm khi xe bán chậm, tồn kho cao và nhiều đại lư đang trong t́nh trạng thua lỗ, rao bán cửa hàng.
Càng bán càng lỗ
Tại các đại lư bán xe máy khu vực Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy... ( Hà Nội) dù cuối tuần nhưng khách đến xem xe rất thưa thớt, lượng xe bán ra chậm hơn so với trước Tết nguyên đán. Giá tất cả các mẫu xe đều giảm thấp hơn so với giá đề xuất.
Mẫu xe Air Blade 125cc trước Tết giá bán cao hơn đề xuất của từ 3-5 triệu đồng th́ nay đă giảm mạnh, hiện nay tại các đại lư đang bán thấp hơn giá đề xuất là 500.000 đồng. Các mẫu xe khác giá c̣n thấp hơn nữa, mẫu xe Lead, giá thấp hơn từ 800.000-1triệu đồng... Thê thảm hơn, đó là mẫu xe Cuxi, có giá niêm yết tới 32,9 triệu đồng, trước Tết c̣n bán được với giá trên 20 triệu đồng, th́ nay giảm chỉ c̣n18 triệu đồng.
Giá hạ nhưng tiêu thụ rất chậm, một số đại lư cho biết hiện họ đang bị tồn kho trên 300 xe. Thậm chí có đại lư tại Thanh Xuân nói tồn kho tới 700 xe các loại.
Lư do tồn kho một phần v́ xe bán chậm và một phần v́ dự trữ xe để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Một nhân viên bán hàng cho biết, mỗi hàng có hiện có hơn 5 - 10 mẫu, đại lư mỗi mẫu lại có từ 3-5 màu khác nhau và nhu cầu của khách hàng cũng rất da dạng. Khách hàng muốn ǵ cũng đáp ứng được th́ số xe dự trữ phải lớn. Ít nhất mỗi màu luôn phải có từ 3-5 xe sẵn sàng và như vậy th́ xe tồn luôn luôn lớn.
Chỉ cần tính b́nh quân 1 chiếc xe mua vào với giá 1.000 USD, tồn kho 300 chiếc cũng mất cỡ 300.000 USD, tương đương với 6 tỷ đồng. Số tiền này phải trả lăi một tháng khoảng 70 triệu đồng, đó là chưa kể cũng phải chi khoảng 30 triệu đồng thuê kho chứa như vậy mỗi tháng mất đứt 100 triệu đồng.
Ngoài ra c̣n chi phí thuê mặt bằng bán hàng lên tới hàng trăm triệu mỗi tháng, tiền điện nước, lương nhân công, thuế... Trong khi đó giá xe bán ra thấp hơn giá đề xuất nên ăn vào lợi nhuận của các đại lư.
Một số đại lư cho biết, trong t́nh h́nh hiện nay, đại lư lớn bán trên 500 xe/tháng, cộng với làm các dịch vụ bảo hành bảo dưỡng, sửa chữa tốt th́ vẫn tồn tại được, c̣n những đại lư chỉ bán cỡ 100 xe/tháng, dịch vụ sửa chữa bảo hành không mạnh th́ cầm chắc thua lỗ.
Đại lư Honda tại Thanh Xuân - Hà Nội cho biết hiện họ bán được trên 200 xe/tháng và thua lỗ khoảng 200 triệu đồng/tháng. Đại lư Honda mà như vậy th́ đại lư của các thương hiệu khác như Yamaha, Suzuki, SYM, Sachs... c̣n khó khăn hơn. Một số đại lư Yamaha tại Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết từ Tết ra tới nay họ mới bán được 30 xe mặc dù mở cửa từ 7h30 sáng và đóng cửa vào 8 giờ tối mà chẳng có khách.
Bán đại lư trốn nợ
Có đại lư tiết lộ, hiện họ tồn tại được là nhờ bán buôn xe về các tỉnh, nơi những đại lư chính thức của chưa vươn tới. Tuy nhiên bán buôn, giá thấp nên lợi nhuận cũng chẳng ăn thua.
Một cửa hàng trên phố Bà Triệu (Hà Nội) trước đây bán xe máy nhập khẩu từ ngoài Tết đă chuyển sang bán xe đạp điện kèm thêm để đỡ cho xe máy đang gặp khó khăn trong tiêu thụ.
Nhiều DN cho biết, thời kỳ bán xe máy cao hơn giá đề xuất đă qua, từ nay giá xe luôn luôn thấp hơn bởi công suất xe máy cung vượt cầu, nhiều nhà máy mới ra đời chuẩn bị đi vào hoạt động và không ít đại lư sẽ khó khăn phải rao bán, thậm chí là đóng cửa.
Trên thực tế, thời gian qua nhiều đại lư tại Hà Nội đă phải rao bán cửa hàng. Một đại lư dưới dốc cầu Vĩnh Tuy (Long Biên) đă bán cho chủ mới, tại Quốc Oai, Hà Đông, Cầu Giấy... một số đại lư cũng đă được bán và đang rao bán với giá phổ biến từ 3-3,5 tỷ đồng. Nguyên nhân do thua lỗ kéo dài, ông chủ không chịu đựng nổi.
Phần lớn những cửa hàng này có số xe bán ra thấp, dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng ít khách hàng. Chẳng hạn như đại lư xe Honda trên đường Trần Duy Hưng mỗi tháng riêng chi phí thuê mặt bằng khoảng 100 triệu đồng, trong khi chỉ bán được 100 xe, giá xe lại giảm thấp nên thua lỗ.
Trước kia, để có được một đại lư xe máy, nhất là của hăng lớn tại Hà Nội th́ vô cùng khó khăn và chi phí lên tới cả chục tỷ đồng, nhưng nay lại đang rao bán nhan nhản.
Mặc dù vậy, không ít ư kiến cho rằng, đầu tư vào các đại lư xe máy hiện nay không khác ǵ đánh bạc, rủi ro cao. Một ông chủ vừa mua đại lư xe máy lớn cho biết, thực ra khoản tiền trên bỏ ra cũng chỉ để mua lại giấy phép chứ phần lớn phải đầu tư mới. Có đại lư có 4 bàn nâng th́ cả 4 đều "chết" không hoạt động được, các thiết bị khác đều cũ kỹ lạc hậu, mặt bằng cũng đi thuê... giờ đầu tư mới mất thêm 5-7 tỷ đồng nữa, kể cả tên cũng phải đổi, coi như làm lại từ đầu.
Tuy nhiên nếu biết kinh doanh th́ cũng không đến nỗi, một ông chủ mua lại đại lư xe máy từ tháng 7/2012 cho biết, quan trọng nhất là phải chuyển đổi được giấy phép sang tên ḿnh. Nếu không chuyển được th́ phải kinh doanh dựa vào ông chủ cũ, mọi thứ lại phải đến xin kư, nếu người ta đi vắng không kư được th́ biết làm thế nào, nhất là vào thời điểm phải nộp tiền cho Công ty để lấy xe?
Ngoài ra là phải mở rộng quy mô. T́nh h́nh hiện nay đại lư nhỏ bán xe ít, dịch vụ sau bán hàng không phát triển mạnh khó tồn tại v́ vậy phải nâng cấp. Xe phải nhiều và đầy đủ chủng loại, khách cần ǵ là có ngay, không để họ bỏ đi, dịch vụ bảo hành bảo dưỡng, sửa chữa cũng vậy, phải đầu tư mạnh để thu hút khách và giá hợp lư... địa điểm cũng phải chọn v́ gặp phải đại lư có địa điểm không tốt khó kinh doanh. Nếu bán được nhiều xe và dịch vụ sau bán hàng có nhiều khách th́ chắc chắn không thua lỗ.
Trần Thủy