- Nếu thay đổi chính sách, nó sẽ dẫn tới một hành động khiêu khích khác của Bắc Triều Tiên, như là một vụ thử hạt nhân khác, gần với biên giới Trung Quốc.
Trung Quốc khẳng định sẽ không bỏ rơi Bắc Triều Tiên và các biện pháp trừng phạt không phải là cách cơ bản để giải quyết các vấn đề liên quan tới quốc gia này mặc dù Bắc Kinh ủng hộ nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng mới nhất của Hội đồng Bảo an LHQ.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì nói trong cuộc họp báo hôm 7/3 rằng việc Bắc Kinh ủng hộ một loạt các biện pháp trừng phạt của LHQ đối với Bình Nhưỡng không nên được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong thái độ của Trung Quốc đối với Triều Tiên.
Ngoại trưởng Trung Quốc còn lặp lại quan điểm của Bắc Kinh rằng cách tốt nhất để thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là đối thoại chứ không phải trừng phạt.
Tuy nhiên, tuyên bố của ông Dương Khiết Trì dường như đã không đồng nhất với các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc. Hậu quả của vụ thử hạt nhân thứ 3 của Triều Tiên đã dẫn tới việc Trung Quốc đã đồng thuận với Mỹ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn chống lại Bình Nhưỡng.
Mặc dù vẫn còn phải chờ xem Trung Quốc có thực thi các biện pháp trừng phạt mới của LHQ hay không, nhưng việc nước này ra quyết định ủng hộ nghị quyết mới đã là một bước đi táo bạo chống lại đồng minh ngoan cố của mình.
Dù có muốn, Trung Quốc cũng không thể bỏ rơi người láng giềng Triều Tiên vì lo ngại những hệ lụy của nó.
Dấu hiệu rõ ràng nhất về sự bực tức của Trung Quốc đối với Triều Tiên được thể hiện vào hôm 7/3 tại một phiên họp của Quốc hội. Cừu Viện Bình, một đại biểu Quốc hội đã nói tới việc nên "giữ hoặc để sụp đổ" Triều Tiên và tranh luận về việc liệu Trung Quốc, như một cường quốc, có "chiến đấu hoặc nói chuyện" với Bình Nhưỡng.
Bà Bình - Phó ban Đối ngoại trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc còn ví các nhà lãnh đạo Triều Tiên là những người hàng xóm dễ cáu giận.
Chỉ vài ngày trước bài phát biểu của Cừu Viện Bình, môt nhà phân tích, đảng viên, Phó tổng biên tập tờ tạp chí Học tập của đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Duật Văn đã có bài viết trong đó nói rằng Trung Quốc nên "từ bỏ" Triều Tiên.
Viết trên tờ Financial Times hồi tháng trước, Đặng Duật Văn tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ phát động một cuộc tấn công phủ đầu chống lại Triều Tiên và nói rằng "Trung Quốc sẽ không có nghĩa vụ phải giúp Triều Tiên trên cơ sở cái gọi là "liên minh" giữa hai nước".
Hiện tại, vị trí của Trung Quốc về Bắc Triều Tiên sẽ vẫn như cũ.
Hơn nữa, Đặng Duật Văn cho rằng không có hy vọng rằng Triều Tiên sẽ đại tu nền kinh tế và trở thành một quốc gia bình thường như Trung Quốc đã kêu gọi nhiều năm qua. "Ngay cả khi lãnh đạo mới của Triều Tiên, Kim Jong-un, muốn cải cách thì giới bảo thủ sẽ hoàn toàn không cho phép ông làm như vậy" - ông Văn nói thêm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các mối quan tâm tới Triều Tiên gia tăng kể từ sau vụ thử nghiệm hạt nhân thứ 3, vẫn không có dấu hiệu cụ thể cho thấy Trung Quốc đang có kế hoạch trừng phạt Triều Tiên. Các thương nhân ở tỉnh Cát Lâm, giáp Triều Tiên, nói rằng không có sự suy giảm đáng bận tâm về lượng hàng hóa đi qua biên giới giữa hai nước.
Yếu tố quan trọng nhất trong thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên là xuất khẩu dầu, thứ để giữ cho quân đội Triều Tiên và các cơ sở công nghiệp hoạt động.
Trung Quốc ủng hộ lệnh trừng phạt mới của LHQ với hy vọng khuyến khích Triều Tiên trở lại bàn đàm phán phi hạt nhân hóa, nhưng không quá khắc nghiệt để đảm bảo rằng điều đó sẽ dẫn tới sự sụp đổ của Triều Tiên. Bởi nếu điều đó xảy ra, quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc có thể di chuyển về phía bắc, thống nhất bán đảo Triều Tiên - điều mà Trung Quốc không muốn - Sái Kiện, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Fudan ở Thượng Hải cho biết .
Hiện tại, vị trí của Trung Quốc về Bắc Triều Tiên sẽ vẫn như cũ. "Nếu thay đổi chính sách, nó sẽ dẫn tới một hành động khiêu khích khác của Bắc Triều Tiên, như là một vụ thử hạt nhân khác, gần với biên giới Trung Quốc" - ông Cai nói.
theo gd