Eurozone lún sâu vào suy thoái
Theo nhận định của Hội đồng Châu Âu ngày 24.2, cơn băo suy thoái kinh tế tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu vẫn sẽ tiếp tục hoành hành trong năm 2013.
Thất nghiệp tiếp tục tăng
Các chính phủ Châu Âu vẫn đang chật vật trong cuộc chiến nhằm cắt giảm chi tiêu ngân sách đă quá tải, trong đó Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha cho đến nay vẫn chưa thể thực hiện được các mục tiêu cắt giảm thâm hụt chi tiêu. Mức thâm hụt của Tây Ban Nha vào năm 2012 đứng ở 10,2% GDP, cao hơn mục tiêu 6,3% đề ra và không có dấu hiệu sẽ sụt giảm như yêu cầu khi sang năm 2014.
Dự kiến, nền kinh tế Eurozone sẽ suy thoái thêm 0,3% trong năm 2013, khiến nhiệm vụ cắt giảm ngân sách của các chính phủ càng thêm khó khăn. Trước đó, Hội đồng Châu Âu kỳ vọng 17 nền kinh tế khu vực Eurozone có thể tăng trưởng ở mức 0,1% trong năm nay, sau mức sụt giảm 0,6% trong năm 2012. Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Olli Rehn, tỉ lệ thất nghiệp tại khu vực đồng euro sẽ tiếp tục tăng lên mức 12,2% năm 2013 do suy thoái chưa có dấu hiệu chấm dứt. Tỉ lệ thất nghiệp của năm 2012 là 11,4%.
Dự báo mới nhất của Hội đồng Châu Âu có xu hướng bi quan hơn so với phân tích của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Mario Draghi- người cho rằng khu vực Eurozone sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2013.
Quan điểm của Hội đồng Châu Âu về thực trạng suy thoái gia tăng ở khu vực đồng euro phản ánh ư kiến mới đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Trong báo cáo hồi tháng 1, IMF dự báo Eurozone sẽ phải trải qua đợt “suy thoái nhẹ” năm 2013.
Suy thoái thêm do biện pháp khắc khổ kinh tế?
Trong khi đó, các nhà kinh tế học đổ lỗi cho những biện pháp khắc khổ kinh tế mà chính phủ các quốc gia tại Eurozone áp dụng là nhân tố chính gây tổn thương thêm cho nền kinh tế khu vực vốn đă suy thoái. Tuy nhiên, họ lại bất đồng trong việc liệu các chính phủ có nên nới lỏng các biện pháp cắt giảm chi tiêu để giảm thâm hụt.
Tây Ban Nha - quốc gia có thâm hụt ngân sách lớn nhất - có vẻ như đứng cuối bảng danh sách về nỗ lực phục hồi kinh tế thành công. Đây được xem là một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất từng tấn công nước này. Trong tỉ lệ thâm hụt ngân sách 10,2% năm 2012, có 3,2% đến từ chi phí làm trong sạch hệ thống ngân hàng, vốn được cho là đă hao tiền tốn của v́ cấp các khoản vay khổng lồ cho những công ty phát triển nhà đất và các nhà đầu cơ trong cơn sốt đất của thập kỷ trước. Các khoản vay này, cho đến nay, đều đă trở thành nợ xấu.
Đáng lo ngại hơn, Hội đồng Châu Âu cho rằng Tây Ban Nha khó có thể hồi phục trong ṿng 2 năm tới. Tỉ lệ thâm hụt của nước này được cho là ở mức 6,7% trong năm 2013, so với mục tiêu 4,5% và tăng lên 7,2% năm 2014 so với mục tiêu 2,8%. Hội đồng Châu Âu nhận định, Tây Ban Nha không thể đơn thuần đổ lỗi cho nền kinh tế yếu kém. Thâm hụt cấu trúc của Madrid chỉ giảm nhẹ ở mức 1,4% GDP năm 2012, so với mục tiêu 2,7% mà Hội đồng Châu Âu đưa ra. Song, Hội đồng Châu Âu cho rằng chi tiêu quá tay của các chính phủ Eurozone- tính một cách tổng quan- sẽ giảm trong năm nay.
LD
|