Giadinh - Net Không cao lớn kỳ vĩ, cũng không độc đáo về mặt kiến trúc, cũng không được tạc từ những chất liệu quư báu nhưng hàng trăm năm nay, bức tượng Đức Ông ở chùa Bộc vẫn được người ta nói đến là bức tượng lạ, hay bức tượng thiêng. Nguồn gốc của pho tượng này luôn là đề tài khám phá t́m hiểu của không chỉ nhà nghiên cứ lịch sử mà c̣n của quan quản lư nhà chùa.
Pho tượng lạ
Chùa Bộc thuộc làng Khương Thượng, là một trong những ngôi chùa sớm được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Nguyên trại Khương Thượng xưa thuộc huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Từ sau ngày giải phóng thủ đô, làng Khương Thượng sát nhập về quận Đống Đa, nơi diễn ra trận chiến thắng oanh liệt của Quang Trung- Nguyễn Hệ đánh ran 29 vạn quân Thanh. Ngày nay, ngôi chùa cổ kính nằm trầm mặc trên đường Chùa Bộc, ngay cạnh Học viện Ngân Hàng.
Ngôi chùa sở hữu pho tượng lạ này trước đây có tên là Sùng Phúc Tự. Cho đến bây giờ cũng không ai biết được chùa được xây dựng từ thời nào. Theo thời gian, dấu hỏi lớn về thời gian xây chùa cùng những bí ẩn của “pho tượng lạ” vẫn là những nghi vẫn mà chưa ai làm sáng tỏ được.
Đường vào chùa từ cổng tam quan
Trong ṭa tam bảo ngôi chùa ngoài thờ phật, bên hữu đường có một ban thờ Đức Ông ở phía bên phải. Nhưng khác với thông thường, tượng Đức Ông ở đây không chỉ có một mà có đến 3 pho. Trong đó, tượng Đức Ông to hơn, ngồi cao hơn một bậc, ở bậc dưới có hai người ngồi. Trông toàn cảnh thấy như 3 người đang ngồi bàn việc. Đặc biệt, pho tượng Đức Ông ngồi trên lại đội mũ Xung thiên, một chân để trong hài một chân để ở ngoài dáng vẻ rất thoải mái. Ngài mặc áo ngoài có thêu rồng ẩn trong mây, lưng thắt đai trông rất oai nghiêm. Những chi tiết này là một sự bất thường so với tượng Đức Ông phổ biến ở các chùa thường chỉ có một pho và không mặc áo thêu rồng.
Sự bất thường ấy tưởng chừng chỉ là một sự sáng tạo trong cách bài trí thờ tự của chùa Bộc nhưng sự thực th́ không phải vậy.
Người làng Khương Thượng vẫn truyền rằng cách đây trên 100 năm, có cụ Vũ Viết Ca trước khi qua đời, trong những điều truyền lại cho con cháu có nhắc đến chuyện “pho tượng lạ” với đôi câu đối cũng khác thường, phải có mắt tinh đời và ḷng nhớ tới người xưa mới thấy được ư nghĩa sâu xa và bao điều bí ẩn. Từ câu chuyện tưởng như giản đơn của người xưa, chúng tôi quan sát phía trên pho tượng có bức hoành phi sơn son thiếp vàng, khắc bốn chữ đại tự “ Uy phong lẫm liệt” treo trước bàn thờ, hai bên tả hữu pho tượng lạ có đôi câu đối “Động lư vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vũ”, “Quang Trung hoá phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân”. Nhiều ư kiến cho rằng pho tượng Đức Ông này chính là vua Quang Trung.
Pho tượng lạ nằm trong ngôi Thanh Miếu trầm mặc
Có ư kiến cho rằng không thể căn cứ vào đôi câu đối trên mà kết luận rằng pho tượng lạ này là tượng Quang Trung bởi trong sách Phật, Quang Trung là tên của một vị bồ tát hoá Phật. Tuy nhiên trong cuốn tài liệu giới thiệu về chùa Bộc được in năm 1991 lại khẳng định: “không thể căn cứ vào đó, để cho rằng pho tượng Đức Ông ở chùa Bộc, không phải là tượng vua Quang Trung; bởi v́ sự trả thù dă man của nhà Nguyễn là không thể tưởng tượng được. Những người ngưỡng mộ Tây Sơn đă t́m cách che dấu sự chú ư của vua quan nhà Nguyễn, nên đă mượn vị Bồ tát Quang Trung để biểu lộ ḷng thành kính của họ đối với vị anh hùng của dân tộc”.
Tṛ chuyện với chúng tôi, sư thầy Thích Đàm Minh cho biết: “Tượng Đức Ông ở các chùa khác có tên là Long Thần sống dưới thời Hùng Vương thứ 18, từng cầm quân vào Hoan Châu(Nghệ An, Hà Tĩnh) dẹp loạn Hồ Ly. Nhưng ở chùa Bộc th́ đó là tượng vua Quang Trung”. Điều bí ẩn xưa dù chưa được giải đáp trọn vẹn nhưng ngày nay nhà chùa đă đề tên vua Quang Trung phía dưới pho tượng.
Ai đă tạc pho tượng lạ?
Cho tới bây giờ, mặc dầu đă có nhiều nhà khoa học dày công nghiên cứu về pho tượng lạ, nhưng vẫn chưa thuyết phục về người đă tạc nên pho tượng này.
Cách đây 49 năm, năm 1962, nhà nghiên cứu Trần Huy Bá đă phát hiện ḍng chữ ở bệ gỗ phía sau pho tượng Quang Trung. Từ đó, những bí mật dần dần được hé lộ khi các nhà nghiên cứu tập trung t́m hiểu.
Căn cứ vào ḍng chữ mới phát hiện phía sau bệ tượng cùng với những chi tiết khác, các nhà nghiên cứu phán đoán, pho tượng được tạc vào năm Bính Ngọ 1846. Tháng 5/1962, nhà sử học Trần Huy Liệu đă góp phần làm sáng tỏ về lai lịch của pho tượng đức ông ở chùa Bộc. Ông cũng khẳng định, pho tượng này chính là tạc vua Quang Trung cho nên mới có hai người hầu ngồi dưới.
Về thời điểm tạc tượng, đă sau 54 năm kể từ ngày vua Quang Trung mất, nông dân bất b́nh với nhà Nguyên nên đă liên tiếp nỗi dậy. Pho tượng Quang Trung có thể hiểu là biểu thị ḷng thành kính với người anh hùng áo vải đă giải phóng vùng đấy Bắc Hà cũng như gián tiếp phê phán sự mục nát của nhà Nguyễn.
T́m lại tài liệu cũ tại chùa, không c̣n là bao. Có một căn cứ nhỏ để lại trên báo Cứu Quốc, tháng 2/1972, tác giả Đạm Duy kể ra một câu chuyện rằng, chính ông Nguyễn Kiên, một vơ tướng cai quản đội tượng binh Tây Sơn, sau trở thành nhà sư, tu ở chùa Bộc đă cho tạc tượng vua Quang Trung. “Chính ông Nguyễn Kiên, một vơ tướng cai quản đội tượng binh Tây Sơn, sau trở thành nhà sư, tu ở chùa Bộc đă cho tạc tượng vua Quang Trung. Ông Nguyễn Kiên đă từng kết bạn thân với nhà thơ, nhà lănh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân Cao Bá Quát. Câu đối ca ngợi vua Quang Trung dẫn ở trên tương truyền là của nhà thơ họ Cao.”, bài báo viết.
Tượng Đức Ông với một chân trần độc đáo từ lâu vẫn luôn là điều bí mật
Ở nước ta, đây không phải là trường hợp duy nhất một ngôi chùa thờ một vị vua nước Việt. Thời nhà Trần (1226 - 1400), chúng ta có Điều ngự Giác hoàng (Phật Hoàng) Trần Nhân Tông (1258 - 1308), người đă hai lần chỉ huy đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông - đạo quân xâm lược hung hăn nhất thế giới lúc bấy giờ. Có điều, Phật hoàng Trần Nhân Tông được triều đ́nh phong tặng và được những vị vua kế tiếp bảo hộ nên tôn miếu cũng như Thánh tượng của ngài c̣n được nguyên vẹn là điều đương nhiên.
Pho tượng thờ Đức Ông ở chùa Bộc từ xa xưa vốn đă mang trong ḿnh nhiều bí mật. Bây giờ, tuy không có tài liệu chính xác nào minh chứng người đă tạc tượng, pho tượng là ai nhưng từ rất xưa rồi, lớp lớp người dân Khương Thượng và khách thập phương vẫn tin rằng pho tượng thiêng thờ Đức Ông chính là người anh hùng áo vải Quang Trung chứ không phải một ai khác.
Hà Phương