“Ngoài làm rơ những kẻ đă giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn th́ các cơ quan tố tụng cần phải tiếp tục làm rơ ai đă bao che cho người phạm tội”, đây là ư kiến của ông Nguyễn Đ́nh Quyền - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
 |
Đại tá Dương Tự Trọng (mặc cảnh phục, đứng giữa) khi c̣n là Phó giám đốc Công an TP.Hải Pḥng. Ảnh: P.H.S. |
Theo ông Quyền, việc ông Dương Tự Trọng, một cán bộ cấp cao của Bộ Công an bị bắt giữ cho thấy Bộ Công an đă rất nỗ lực làm rơ tất cả những hành vi vi phạm pháp luật xung quanh vụ tiêu cực xảy ra tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), đồng thời thể hiện không có bất cứ vùng cấm nào trong hoạt động tố tụng.
Vụ án cố ư làm trái xảy ra tại Vinalines thu hút sự quan tâm của toàn xă hội và gây ra nhiều bức xúc cho người dân khi kẻ đầu vụ là Dương Chí Dũng đột ngột bỏ trốn sát thời điểm cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) tống đạt quyết định khởi tố bị can.
Mặt khác, cơ quan CSĐT - Bộ Công an đă từng triệu tập ông Dũng lên làm việc trước thời điểm khởi tố và “ông Dũng đă thừa nhận những sai phạm, làm trái với chỉ đạo của Chính phủ, trái luật Đầu tư, luật Đấu thầu”.
Theo ông Quyền, xung quanh vụ việc này dư luận và thậm chí có cả đại biểu Quốc hội đă từng đặt ra nhiều vấn đề như các cơ quan tố tụng để lọt thông tin và bao che, tạo điều kiện để ông Dũng bỏ trốn.
“Tuy nhiên, để làm rơ những điều này cần phải có đủ bằng chứng chứ không thể đưa ra những nhận định chủ quan”, ông Quyền nói. Trước đó, trả lời vấn đề này trước Quốc hội, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết đă chỉ đạo cơ quan CSĐT làm rơ nguyên nhân ông Dũng bỏ trốn xem có lộ, lọt thông tin hay không? Nếu có th́ phải điều tra xử lư theo pháp luật.
Trả lời Thanh Niên việc ông Dũng từng bị cơ quan công an triệu tập và thừa nhận sai phạm nhưng không bị áp dụng biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn, ông Quyền cho rằng, về nguyên tắc tố tụng trước khi bị tống đạt quyết định khởi tố bị can, ông Dũng vẫn được hưởng đầy đủ mọi quyền công dân, không có quy định nào buộc cơ quan chức năng phải áp dụng biện pháp nghiệp vụ như theo dơi, giám sát.
“Trong vụ việc này, điều tra viên, thủ trưởng cơ quan điều tra phải dựa vào kinh nghiệm, niềm tin nội tại của ḿnh để nhận định ông Dũng có bỏ trốn hay không. Có thể họ nh́n nhận, ông Dũng là cán bộ cấp cao, có nhân thân tốt nên việc bỏ trốn là không thể xảy ra, do vậy để quy trách nhiệm là không dễ”, ông Quyền nói.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, vụ ông Dũng bỏ trốn cũng là một vấn đề thực tiễn để Quốc hội sẽ xem xét các biện pháp pḥng ngừa bỏ trốn trong việc sửa đổi bộ luật Tố tụng h́nh sự tới đây.
“Về nguyên tắc hoạt động tố tụng là công khai, do vậy đây cũng là nguyên nhân ông Dũng biết trước ḿnh sẽ bị bắt để bỏ trốn. Việc bị can này bỏ trốn trong thời gian dài, ra được cả nước ngoài có thể sẽ liên quan đến nhiều người khác đă bao che giúp đỡ, không tố giác tội phạm. Theo tôi đây là những vấn đề mà cơ quan tố tụng tiếp tục phải làm rơ”, ông Quyền nói.
Diễn biến vụ án
- Tháng 1-2012, cơ quan CSĐT (C48) đă xác minh làm rơ dấu hiệu sai phạm trong quá tŕnh sửa chữa ụ nổi; xác định 4 đối tượng Trần Hải Sơn - Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, Trần Văn Quang - Trưởng pḥng Kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, Trần Bá Hùng - cán bộ Hyundai Vinashin, Phạm Bá Giáp - Giám đốc Công ty Nguyên Ân lập 2 bộ hợp đồng, chứng từ quyết toán khống chiếm đoạt 2,9 tỉ đồng (theo kết luận của giám định viên Bộ Công thương).
- Ngày 1-2-2012, C48 quyết định khởi tố vụ án tham ô tài sản, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng trên.
- Ngày 17-5-2012, C48 đă ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án; đồng thời ra quyết định khởi tố bị can về tội “cố ư làm trái...”, bắt tạm giam ông Dũng, lúc bấy giờ là Cục trưởng Cục Hàng hải; ông Mai Văn Phúc - nguyên Tổng giám đốc Vinalines, hiện là Vụ phó Vụ Vận tải; ông Trần Hữu Chiều - Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng ban QLDA Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam. Chiều cùng ngày, C48 xác định ông Dũng đă bỏ trốn.
- Ngày 18-5, C48 ra quyết định truy nă đặc biệt trên toàn quốc đối với bị can Dương Chí Dũng và phối hợp với Interpol truy nă quốc tế bị can này.
- Tháng 9-2012, Cơ quan CSĐT bắt giữ được ông Dũng.
- Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an cũng vào cuộc điều tra vụ việc ông Dũng bỏ trốn và bước đầu xác định một trong những nghi phạm chủ chốt tổ chức cho ông Dũng trốn đi nước ngoài là Trần Văn Dũng, một đối tượng giang hồ cộm cán ở Hải Pḥng nên đă khởi tố vụ án “Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.
- Từ cuối năm 2012 đến nay, Cơ quan An ninh điều tra đă bắt giữ 6 người có liên quan đến vụ án này.
|
Theo
Thái Sơn
Thanh Niên