Ngày 22-2, tờ Suddeutsche Zeitung có trụ sở tại Munich cho biết, xuất khẩu vũ khí của Đức trong năm 2012 sang các nước vùng Vịnh tăng hơn gấp đôi so với một năm trước đó, đạt 1,42 tỷ euro (1,88 tỉ USD).
 |
Tàu ngầm AIP lớp 214 của ThyssenKrupp Marine Systems là một mặt hàng hấp dẫn. |
Theo báo
Suddeutsche Zeitung, Ả-rập Xê-út đă chi 1,24 tỷ euro để mua vũ khí của Đức và là quốc gia mua sắm nhiều nhất trong 6 quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, bao gồm Ba-ranh, Kuwait, Oman, Qatar và các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAe).
Tờ báo này cho biết, thông tin trên đă được Bộ Kinh tế Đức công bố sau khi Đảng Cánh tả đối lập đệ tŕnh yêu cầu lên quốc hội. Trong năm 2011, xuất khẩu vũ khí của Đức sang khu vực này chỉ đạt 570 triệu euro. Các hạng mục xuất khẩu vũ khí của Đức phải được một hội đồng an ninh quốc gia thông qua tại các phiên họp kín dưới sự chủ tŕ của Thủ tướng Angela Merkel.
 |
“Leopard 2A6” (trái) và “Leopard 2 PSO” cũng đă t́m được bạn hàng Qatar và Indonesia và Saudi Arabia. |
Các thỏa thuận vũ khí với Ả-rập Xê-út đă thu hút sự chú ư và vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ trong nước. Tháng 12-2012, ứng cử viên thủ tướng thuộc Đảng Dân chủ Xă hội Peer Steinbrueck cho rằng sẽ “cực kỳ nguy hiểm khi Đức đă trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới”.
Tuy nhiên, chính quyền Merkel xem Ả-rập Xê-út là một “nhân tố ổn định” tại khu vực này. Bà Merkel đă phát biểu hồi tháng 10 năm ngoái rằng, Đức quan tâm đến việc “giúp các đối tác có thể tác động có hiệu quả để duy tŕ hoặc thiết lập lại an ninh và ḥa b́nh tại những khu vực của họ”.
Theo
Đức Hùng
ANTĐ/Tân Hoa Xă
Tienphong