- Trung Quốc có tham vọng đại dương và sẽ có lực lượng hải quân mạnh, nhưng họ không thể thống trị 1 đại dương nào, v́ có Mỹ và nước khác kiềm chế.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Báo mạng “Thế giới chân thực” Mỹ đăng bài viết của Robert S. Kaplan, nhà phân tích địa-chính trị hàng đầu của Công ty dự báo chiến lược Mỹ.
Bài viết cho rằng, từ lâu một chuỗi cảng biển bên bờ Ấn Độ Dương đă được người ta gọi là “chuỗi ngọc trai” theo cách gọi trong chiến lược của Trung Quốc. Những người nghi ngờ điều này cho rằng, Trung Quốc hoàn toàn không muốn hoặc không có khả năng xây dựng căn cứ hải quân ở những nơi này.
Nhưng, chuỗi ngọc trai vốn không phải dùng làm căn cứ hải quân. Khi đi thực tế sẽ thấy, cảng Gwadar, cảng Hambantota và những cảng biển khác ở Ấn Độ Dương mà người Trung Quốc tích cực xâm nhập có thể là những công tŕnh đồng bộ các hoạt động thương mại, chính trị, chiến lược và quân sự, không thiếu một nhân tố nào.
Ngoài việc ngày càng phụ thuộc vào năng lượng Trung Đông, Trung Quốc ngày càng can dự sâu vào thương mại, phát triển và khai thác tài nguyên ở Trung Đông và châu Phi, c̣n Ấn Độ Dương là đường hướng trên biển Âu-Á trong thế kỷ 21. Với ư nghĩa đó, các cảng biển như Gwadar, Hambantota có thể là trạm trung chuyển hàng hóa thương mại giữa Trung Đông và Đông Á. Về chiến lược, chúng đóng vai tṛ như “trạm cấp than trong thế kỷ 19” đối với Trung Quốc.
Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tiến hành nhiệm vụ hộ tống ở Ấn Độ Dương
Bắc Kinh hiểu rơ, sử dụng những bến cảng này cần dựa vào quan hệ chính trị và kinh tế thương mại tốt đẹp với các nước chủ nhà.
V́ vậy, trong các lĩnh vực như kinh tế và chính trị, họ đă tích cực giúp đỡ các nước như Pakistan, Myanmar, Sri Lanka, Bangladesh. Trung Quốc có thể nói là “đồng minh tin cậy nhất” của Pakistan, đồng thời giúp Sri Lanka chiến thắng trong cuộc nội chiến, thậm chí cạnh tranh giúp đỡ Bangladesh với Ấn Độ.
Xét thấy Trung Quốc có quan hệ mật thiết về chính trị, kinh tế với các nước ven biển Ấn Độ Dương, hỗ trợ xây dựng và tài trợ xây dựng những cảng biển này, nếu trong vài năm và vài chục năm tới tàu chiến và tàu thương mại Trung Quốc dựa vào hoặc sử dụng những cảng nước sâu này th́ cũng là việc nằm trong dự đoán.
Hiện nay, Trung Quốc đang tăng thêm tàu ngầm động lực hạt nhân và diesel, tàu chiến động lực hạt nhân đang là thứ mà Trung Quốc, một quốc gia có tham vọng đại dương muốn có. Theo tác giả, không có ai ở Washington cho rằng, người Trung Quốc sẽ thống trị cùng lúc 2 đại dương, thậm chí một trong số đó.
Nhưng, không ít người dự đoán, trong mấy chục năm tới, Trung Quốc sẽ trở thành một lực lượng hải quân quan trọng ở Tây Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương, nhưng sẽ bị Mỹ và các nước khác kiềm chế trong một môi trường quân sự phức tạp và đa cực.
Trung Quốc phát triển thương mại và chiến lược tới Ấn Độ Dương cũng đối mặt với rất nhiều trở ngại, tồn tại các vấn đề như khoảng cách, an ninh nước bản địa… Nhưng, trở ngại quan trọng nhất là khả năng của bản thân Trung Quốc. Kinh tế nước này hiện nay đă gặp khó khăn, nếu trong nước xảy ra bất ổn lâu dài, th́ các hoạt động ở nước ngoài của họ sẽ bị ảnh hưởng.
Đồng thời, dự án cảng biển đang liên tục tiến triển. Ở Bắc Kinh, có người tiết lộ, khái niệm “chuỗi ngọc trai” chẳng qua là sản phẩm của một số công ty Trung Quốc đă nh́n thấy được cơ hội thương mại ở duyên hải Ấn Độ Dương và tự phát hành động.
Nhưng cũng có quan chức Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc có quyền xâm nhập Ấn Độ Dương. Người Trung Quốc có thể không hề có kế hoạch lớn hoặc chiến lược lớn nhằm tới Ấn Độ Dương, nhưng họ luôn t́m cách tiến bước, đột phá những giới hạn theo cách của họ.
Tàu khu trục Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
theo gd