Chỉ cần nếm thử loại quả này sau đó ăn bất kỳ món ǵ người ăn cũng đều có cảm giác ngọt lịm, kể cả chanh, ớt, mướp đắng… Người ta gọi đây là quả thần kỳ.
Theo các tài liệu ghi lại, cây thần kỳ xuất hiện ở Việt Nam khoảng 7 năm nay. Do đặc tính dễ trồng, cây sinh trưởng và phát triển nhanh nên tuy mới được du nhập vào Việt Nam nhưng hiện nay đă có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước, trong đó có Đà Lạt.
Quả của loại cây này khi chín có màu đỏ tươi, to bằng ngón tay út người lớn, lá bằng 3 ngón tay, dài khoảng 10cm, cây trưởng thành có thể cao tới 6m . Điều đặc biệt, nếu ăn quả thần kỳ này, sau đó ăn bất kỳ món ǵ người ăn cũng đều cảm nhận được các món ăn đó có vị ngọt kể cả chanh, ớt, mướp đắng, dấm, dưa chua…
Theo DS Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng trên là trong quả thần kỳ chứa hợp chất Miraculin có tác dụng đánh lừa vị giác chứ không làm thay đổi cấu trúc hóa học của các thực phẩm.
Có giả thuyết rằng, chất miraculin phản ứng với axít trên bề mặt gai vị giác do đó vị chua sẽ thành thành vị ngọt. Người ta c̣n cho rằng, tác dụng này chỉ có thể kéo dài khoảng hơn 1 giờ. Tuy nhiên, cảm giác sẽ nhanh chóng biến mất nếu ta dùng các đồ uống nóng. Quả thần lỳ cũng hết “thần kỳ” nếu đem nấu chín. Nguyên nhân là do chất Miraculin có trong quả cây thần kỳ là một dạng protein không bền ở nhiệt độ cao, nó sẽ bị phân hủy khi gặp nhiệt độ nóng.
Tại nhiều nước, trái thần kỳ được các dược sĩ chiết xuất chế thành những viên Miraculin dùng để ăn trước khi dùng các món chua, cay như chanh, giấm, cải củ, dưa chua, tương ớt, bia…
Hiện nay, Nhật Bản là nước dùng quả thần kỳ nhiều nhất, chủ yếu cho người bị tiểu đường và người muốn ăn kiêng, giảm cân, dưới dạng nước sinh tố, nước ép đóng chai, hộp, bởi chỉ cần ăn trái thần kỳ trước khi dùng các món khác người ăn đều cảm nhận được vị ngọt từ bất kỳ món ăn nào.
Như đă biết, quả loại cây thần kỳ chỉ có tác dụng đánh lừa thị giác chứ không làm thay đổi được bản chất các loại thực phẩm, nếu lạm dụng dùng quả thần kỳ để biến các món chua, cay, đắng, mặn… thành ngọt sẽ rất dễ gây tổn hại đến dạ dày và sức khỏe.
Theo
Kiến thức