HOME

24h

USA

GOP

Phim Bộ

Phim-Online

News-Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 02-13-2013   #1
vuitoichat
R11 Tuyệt Thế Thiên Hạ
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 146,816
Thanks: 11
Thanked 13,832 Times in 11,056 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 44 Post(s)
Rep Power: 182
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Chợ người Việt Cabramatta ở Sydney

Ba mươi năm trước, Cabramatta là một vùng bán nông thôn, bán thành thị. Nhưng chỉ sau vài năm định cư, người Việt đă biến khu vực này thành một trong những khu phố sầm uất và sinh động nhất của Sydney, Australia.

Một người phụ nữ Việt Nam đang bán rau quả. ở Cabramatta. Bà cụ này tận dụng luôn cái ghế công cộng để bày hàng hoá.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn Giáo - Đại học New South Wales, chuyên gia nghiên cứu về loăng xương thuộc Viện nghiên cứu y khoa Garvan, Sydney, Australia đă chia sẻ với Infonet góc nh́n của ông về đời sống của những người con Việt Nam ở nước ngoài. Nhân dịp Tết cổ truyền Quư Tỵ, Infonet xin được giới thiệu với độc giả trong nước bài viết của ông.

Mỗi khi nhắc đến những sinh hoạt đáng nhớ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tôi nghĩ ngay đến tiêu đề của một chương tŕnh ca nhạc “Chúng ta đi mang theo quê hương”. Người Việt chúng ta sống trong một nền văn hoá lâu đời, và khi đi định cư ở nước ngoài, chúng ta cũng mang theo văn hoá Việt Nam, kể cả những thói quen sinh hoạt, thậm chí tập tục, đến nước sở tại.

Những nét sinh hoạt chợ búa của người Việt ở Cabramatta (Australia) là một minh chứng rất sinh động và cụ thể cho khái niệm di truyền văn hoá.

Khu phố Cabramatta, được mệnh danh là “thủ đô” của người Việt ở bang New South Wales, Australia. Có khi báo chí Australia gọi vui là Vietnamatta. Ba mươi năm trước, Cabramatta là một vùng bán nông thôn, bán thành thị, rất ít hàng quán. Thời đó, tôi ở trong một một khu trọ dành cho người mới định cư, cách khu phố Cabramatta khoảng 2 cây số, nên thường hay ra phố mua thực phẩm. Chỉ có một tiệm duy nhất bán thực phẩm đến từ châu Á, nên sự lựa chọn cũng hạn chế trong các mặt hàng như ḿ tôm, nước mắm, nước tương, bún khô, v.v. Nhưng chỉ khoảng 10 năm định cư, người Việt đă biến khu bán nông thôn này thành một trong những khu phố sầm uất và sinh động nhất của Sydney. Giá cho thuê mặt bằng và cửa hàng ở đây đắt không kém ǵ khu trung tâm thành phố Sydney.

Cabramatta là một khu phố đặc thù Việt Nam. Cabramatta không giống như những khu phố người Hoa (China Town), khác với khu phố của người Hàn Quốc, và dĩ nhiên rất khác với các khu phố tập trung đông người Ư hay Hi Lạp. Có thể nói rằng Cabramatta là một phiên bản nhỏ của Sài G̣n thuở xưa. Hàng quán ở đây rất hẹp, bề ngang chỉ 4-6 mét, chiều dài cũng chỉ 10-20 mét. Cũng như Sài G̣n có những con hẻm chật hẹp và tấp nập, Cabramatta cũng có những con hẻm san sát nhau và cũng khá … dơ bẩn. Cũng như ở Sài G̣n, đường phố Cabramatta rất hẹp, v́ chủ cửa hàng phải … lấn đường để bày bán hàng hoá. Đường đi đáng lư là 4 m, th́ nay chỉ c̣n 1 m, v́ hai bên đường các chủ cửa hàng đều lấn đường.

Nếu những ai đă quen với lối sống của Tây hay quen với các phố xá Tây th́ sẽ cảm thấy không thoải mái khi đến Cabramatta. T́m chỗ đậu xe ở Cabramatta là một ác mộng. Một số người Việt không có thói quen nhường nhịn, nên sẵn sàng chụp giật để có được một chỗ đậu xe. Có khi người ta đánh nhau để tranh giành một chỗ đậu xe chỉ vài mươi phút! Lại có người thản nhiên dừng xe một chỗ để cho hàng trăm xe khác phí sau phải … bất động. Những cảnh tượng này diễn ra hàng tuần ở Cabramatta và nhiều khu phố khác có đông người Việt.
Cái xô bồ, chật hẹp, và có phần dơ bẩn ở khu phố Cabramatta vẫn không làm chùn bước khách thập phương đến đây. Ngày nay, cứ đến cuối tuần là hàng vạn khách khắp nơi, có khi từ bang khác, kéo về đây để ăn uống và mua hàng hoá, thực phẩm, rau quả. Tuy phần lớn khách là người Việt, nhưng mấy năm gần đây Cabramatta c̣n thu hút rất nhiều khách Ấn Độ, Ả Rập, Hàn Quốc, và dĩ nhiên là người Úc bản xứ. Một số khách ghé Cabramatta để mua vải, lụa, và quần áo. Phần lớn quần áo và hàng tiêu dùng xuất phát từ Trung Quốc nhái theo kiểu Việt Nam. Giới trung lưu cũng ghé Cabramatta để thưởng thức những món ăn ngon, chứ họ không bao giờ mua những quần áo hay hàng hoá mà nói tiếng người Mỹ gom lại thành câu “cheap and nasty” (rẻ và bẩn).

Một trong những lí do người ta hay ghé Cabramatta là ẩm thực. Ẩm thực Việt có sức hút rất lớn. Mấy năm gần đây, các công ty du lịch tổ chức những chuyến “du lịch ẩm thực” dành cho người Úc đến Cabramatta, nơi mà họ có thể thưởng thức những món ăn độc đáo không nơi nào có. Rất nhiều khách “ngoại” (Hàn Quốc, Ấn Độ, Ả Rập, v.v.) đến đây chủ yếu là để thưởng thức món phở của Việt Nam. Họ có thể chỉ tiêu ra không đầy 50 AUD (đô-la Úc) là đă có được những món ăn vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng.

Một lí do khác để ghé Cabramatta là để nhớ lại chợ búa bên Việt Nam. Người Việt đi đâu cũng nhớ đến chợ búa bên nhà. Mà, chợ Úc th́ không có cái không gian, không có cái mùi vị, không có những tiếng ơi ới như chợ Cabramatta. Do đó, thôi th́ chịu vài mươi phút phiền phức để mua được vài món đồ ḿnh thích, hay ít ra cũng được trải nghiệm cái không khí chợ bên nhà. Tôi có lẽ là một trong những người có suy nghĩ như thế.

Vài năm gần đây, Cabramatta c̣n có thêm một nét văn hoá khác mà rất khó t́m thấy hay không có ở các khu chợ của Úc: bán hàng rong. Bên cạnh những cửa hàng có đăng kí hợp pháp, xuất hiện những gánh hàng rong giống y như ở các chợ bên Việt Nam.

Những người bán hàng rong thường cao tuổi, có thể là nghỉ hưu, hay mới đến Úc theo diện con cháu bảo trợ. “Hàng hóa” thường là rau quả trồng trong vườn nhà, bánh do chính các cụ tự chế biến, nhưng cũng có cả những món ăn nấu sẵn như mắm lóc hấp trứng, b́ cuốn, cá chiên, hay nói chung là những món tự làm và mang đi bán. Những thức ăn nấu sẵn đều được để trong hộp nghiêm chỉnh. Cũng như ở Việt Nam, những gánh hàng rong thường có những món ăn độc đáo và ngon, một số món ăn do các cụ nấu cũng rất ngon, chứ không phải xoàng.

V́ các cụ không có đăng kí cửa hàng, nên phải dùng lề đường làm nơi kinh doanh. Dĩ nhiên, kinh doanh như thế là bất hợp pháp đối với luật pháp ở đây, nhưng các cụ cứ … mặc kệ! Có khi bị thanh tra của Hội đồng thành phố xua đuổi, nhưng cũng như ở Việt Nam, chỉ vài giờ sau là đâu vẫn vào đấy, các cụ lại bày hàng ra bán tiếp khi nhân viên Hội đồng thành phố đă đi. Sau nhiều đợt càn quét, các nhân viên của Hội đồng thành phố địa phương cũng mệt hay …lờ đi! Thế là thừa thắng xông lên, các cụ càng ngày càng đông. Không chỉ ở Cabramatta, ở các khu phố có đông người Việt khác, các cụ cũng xuất hiện với gánh hàng rong. Bây giờ, những h́nh ảnh như thế đă trở thành quen thuộc trong cộng đồng, nên h́nh như ít ai bận tâm hay ngạc nhiên.

Bên cạnh bà cụ bán rau quả là một “tiệm” chạp phô, có bán cả khoai lang và các món ăn nấu sẵn

Bán hàng rong dĩ nhiên là một nét văn hoá Á đông, và đặc biệt là của Việt Nam. Tôi không rơ bán hàng rong ở Việt Nam bắt đầu từ thời điểm nào, nhưng chắc chắn phải vài trăm năm. Từ làng quê đến thành thị chúng ta đều thấy gánh hàng rong. Phía sau những gánh hàng rong đó có thể những mảnh đời đáng thương, là một nét văn hoá của quê hương. Mà, những mảnh đời khó khăn th́ ở đâu cũng có, và văn hoá th́ mang tính … di truyền, nên bán hàng rong được đem từ Việt Nam sang tận nước Úc xa xôi là chuyện cũng không khó hiểu. Đúng là chúng ta đi mang theo quê hương.

Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn/ Infonet
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	500_thumb.jpg
Views:	18
Size:	33.5 KB
ID:	443936  
Old 02-14-2013   #2
Song Song
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Oct 2007
Posts: 1,330
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 19
Song Song Reputation Uy Tín Level 1
Default

Thanks bạn
Song Song_is_offline  
 

Tags
Cabramatta ở Sydney, Chợ người Việt
User Tag List


Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

VN News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:17.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08918 seconds with 14 queries