- Việc thực hiện chế độ con một làm xuất hiện hiện tượng “cậu ấm”, "cành quất" trong Quân đội, ảnh hưởng rơ rệt đến tinh thần chiến đấu.
Hoạt động huấn luyện của binh sĩ Trung Quốc (ảnh: báo Hoàn Cầu)
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa dẫn bài viết từ tờ “Asahi Shimbun” Nhật Bản trang tiếng Anh cho rằng, trong thời điểm các nước đều gia tăng lo ngại về mối đe dọa sức mạnh quân sự từ Trung Quốc, nội bộ Quân đội Trung Quốc cũng đối mặt với một khó khăn đáng kể.
Báo Nhật cho rằng, trong quân đội Trung Quốc, những binh sĩ “thế hệ con một” thiếu tinh thần chiến đấu, không muốn chịu đựng gian khổ, thậm chí c̣n muốn đào ngũ.
Theo bài viết, trong một thời kỳ ở Trung Quốc, tham gia quân đội từng được người Trung Quốc coi là “giấy thông hành” cho một cuộc sống tốt đẹp. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, những người thanh niên này rất dễ t́m được việc làm tốt.
Nhưng, từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách sinh đẻ có kế hoạch đến nay, những thanh niên thế hệ này bắt đầu tham gia quân ngũ, t́nh h́nh đă thay đổi.
Theo thống kê, tỷ lệ con một trong binh sĩ Quân đội Trung Quốc từ 20% năm 1996 tăng lên 70% năm 2006. Những đứa trẻ được nuông chiều từ bé này sau khi tham gia quân đội đă t́m ra đủ loại lư do để từ bỏ quân ngũ, ví dụ “tôi không thích phơi nắng”, “tôi không thích doanh trại không có điều ḥa” v.v…
Binh sĩ con một trong Quân đội Trung Quốc
Tháng 3/2011, tờ “Thời báo Học tập” của Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc có bài viết cho rằng, binh sĩ thế hệ con một của Trung Quốc thiếu tinh thần chiến đấu và nam tính. Theo nguồn tin nội bộ Quân đội Trung Quốc, 26% binh sĩ con một yêu cầu ra khỏi quân đội là do huấn luyện quân sự quá gian khổ.
Bài viết c̣n cho rằng, trước đây, Quân đội Trung Quốc chỉ tuyển quân từ những thanh niên tốt nghiệp cấp hai hoặc cấp ba. Nhưng, những năm gần đây, Quân đội Trung Quốc đang tăng cường mức độ tuyển quân từ những sinh viên trường cao đẳng và đại học, những ứng viên nhiều vô kể.
Năm 2009, chỉ riêng Bắc Kinh đă có 120.000 sinh viên tốt nghiệp đă xin gia nhập quân đội. Báo Nhật Bản cho rằng, tuyển những sinh viên này làm lính phải chăng có làm giảm vấn đề “đào ngũ” hay không th́ vẫn c̣n chưa rơ.
Tuy nhiên, 1 sĩ quan cấp cao của Đại quân khu Bắc Kinh cho rằng: “Những binh sĩ xuất sắc hơn sẽ làm cho chúng tôi ứng dụng có hiệu quả hơn công nghệ thông tin và vũ khí tiên tiến”.
Tân binh Trung Quốc thời này chơi laptop và điện thoại di động.
theo gd