Cách giảm nhiệt của Thống đốc Nguyễn Văn B́nh - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 02-10-2013   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 73
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Cách giảm nhiệt của Thống đốc Nguyễn Văn B́nh

2012, lĩnh vực tiền tệ tiếp tục nóng và sức nóng sẽ tiếp tục lan tỏa sang cả 2013. Đầu năm mới, Thống đốc Nguyễn Văn B́nh đă có những chia sẻ cùng VietNamNet, ông nói:

Bao giờ cũng vậy, khi nền kinh tế khó khăn th́ ngân hàng trung ương (NHTW) là điểm nóng nhất. Ở Việt Nam, điều này c̣n trầm trọng hơn. Lư do, NHTW đóng hai vai: vừa là NHTW vừa là thành viên Chính phủ. Tức là vừa nắm giữ tiền để giữ lạm phát nhưng lại phải chỉ ra cách tiêu tiền cho phát triển. Chiếc ghế Thống đốc bao giờ cũng nóng. Điều hành ngân hàng đ̣i nhiều kiến thức, từng trải, bản lĩnh và cả sự nhạy cảm. Dù quyền hành của NHTW là rất lớn, nhưng nếu quyền đó không dùng đúng lúc, đúng chỗ th́ sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn.

Những áp lực của 2013

Trải qua 2012 biến động, đâu là thách thức lớn nhất đối với Thống đốc trong điều hành?

Thống đốc Nguyễn Văn B́nh: 2012, cùng những bất lợi từ biến động của kinh tế thế giới gây ra th́ những khó khăn từ nội tại của nền kinh tế Việt Nam được dồn tích lại sau nhiều năm qua đă bộc lộ khá rơ. V́ thế, chúng ta đă áp dụng các giải pháp mạnh để kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô. Đương nhiên những hệ lụy từ tác động hai mặt của chính sách nảy sinh như: sản xuất kinh doanh khó khăn, tổng cầu suy giảm, doanh nghiệp phá sản...

Nói như vậy để thấy, rủi ro, thách thức cho điều hành CSTT của năm 2012 là rất lớn. Những có lẽ thách thức nhất đối với điều hành CSTT của chúng tôi là các kỳ vọng của thị trường vào chính sách này quá lớn và lại luôn đối nghịch nhau.

Ai cũng mong muốn lạm phát phải giảm nhanh về 1 con số, ngược lại ai cũng mong muốn lăi suất phải thấp để DN, người kinh doanh chịu được, nhưng người gửi tiền th́ muốn lăi suất cao để có thu nhập. Chống “đô la hóa”, “vàng hóa” th́ phải từng bước chuyển dần từ quan hệ vay-gửi sang quan hệ mua-bán, quản lư kinh doanh vàng… nhưng những nhóm lợi ích ở đây sẽ luôn đối trọng và ḱm hăm bằng…

Qua một năm, CSTT của NHNN đă góp phần tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lư. Trong đó, mặt bằng lăi suất giảm từ 5-9%năm so với cuối năm 2011. Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định, ḷng tin vào VND và các giải pháp điều hành của NHNN được củng cố, t́nh trạng đô la hóa từng bước giảm bớt, gia tăng dự trữ ngoại hối. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện tích cực, quá tŕnh tái cơ cấu hệ thống các TCTD cũng đă có những kết quả bước đầu.

Thống đốc Nguyễn Văn B́nh.

Thống đốc dự báo thế nào về t́nh h́nh 2013 để làm cơ sở cho điều hành tiền tệ?

- 2013, nền kinh tế vẫn đối mặt những rủi ro và thách thức như: kinh tế vĩ mô tuy ổn định nhưng chưa thật vững chắc, lạm phát vẫn tiềm ẩn nguy cơ quay lại, nợ xấu và hàng tồn kho đang gây ách tắc cho ḍng vốn lưu thông, sản xuất kinh doanh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, giải quyết công ăn việc làm và các nhu cầu về an sinh xă hội trở thành thách thức lớn, trong nguồn lực lại hạn chế.

Tuy nhiên, tôi tin rằng rằng năm 2013 nền kinh tế sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều mảng sáng hơn. Đương nhiên, hoạt động của hệ thống NH cũng sẽ có nhiều khởi sắc.

Sang 2013, NHNN tiếp tục điều hành CSTT chặt chẽ và linh hoạt nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lư. Trong đó, điều hành lăi suất phải phù hợp với diễn biến lạm phát, các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ, ngoại hối và tỷ giá. Nếu lạm phát cả năm 2013 kiểm ở mức 6%, th́ dự kiến đến cuối năm 2013, mặt bằng lăi suất huy động khoảng 7%/năm và lăi suất cho vay khoảng 11%/năm.

Trong năm 2013, sẽ tiếp tục cơ cấu lại NH mà trước hết là các TCTD yếu kém. Triển khai Đề án xử lư nợ xấu theo hướng đánh giá lại chính xác tổng mức nợ xấu, tiến hành phân loại các khoản nợ theo khách hàng và đối tượng vay; chủ động cơ cấu lại nợ với các h́nh thức thích hợp, kiềm chế nợ xấu phát sinh mới.

Các NH đă nhận ra nguy cơ từ nợ xấu nhưng xử lư chậm v́ tự họ không đủ sức. Vậy theo Thống đốc, có thể lấy nguồn từ đâu để xử lư?

- Nợ xấu của TCTD cũng chính là nợ xấu của nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô bất ổn, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng ngàn DN phá sản, trong khi hệ số đi vay nợ NH b́nh quân của DN đă là gần 2 lần, nhiều DN vay gấp tới 10 lần vốn tự có… Đây là nguyên nhân chính yếu gây ra nợ xấu của TCTD. Bên cạnh đó có những nguyên nhân chủ quan từ phía TCTD như thẩm định c̣n sơ sài, việc quản trị yếu kém, đạo đức của một bộ phận cán bộ NH.

Đă là nợ xấu của nền kinh tế th́ rơ ràng muốn xử lư được nó cũng phải có sự vào cuộc của cả nền kinh tế. Theo nguyên tắc thị trường, trước tiên nợ xấu phải xử lư bằng chính nguồn dự pḥng đă trích của TCTD. Nguồn này đến nay khoảng 90 ngàn tỷ về nguyên tắc có thể xử lư được khoảng 60 ngàn tỷ. Thứ 2 các TCTD thanh lư bán tài sản thế chấp (TSTC) hoặc cùng khách hàng thỏa thuận bán TSTC th́ nguồn thu về cũng là từ người có nhu cầu mua của nền kinh tế; sau cùng mới dùng nguồn từ NHNN.

Cuối năm 2012, NHNN đă tŕnh Bộ Chính trị và Chính phủ Đề án xử lư nợ xấu của hệ thống TCTD trong đó có Đề án thành lập Công ty quản lư tài sản. Theo đó, nợ xấu của TCTD sẽ được xử lư thông qua TCTD trích lập, sử dụng dự pḥng rủi ro để xử lư nợ xấu; xử lư tài sản đảm bảo; bán nợ; cơ cấu lại nợ; bán nợ cho Công ty quản lư tài sản… Đồng thời sẽ Chính phủ sẽ có các giải pháp thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, xử lư hàng tồn kho, phát triển thị trường bất động sản...nhằm hỗ trợ xử lư nợ xấu của NH.

Đặc biệt, Công ty quản lư tài sản sẽ được thành lập và đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2013 tạo thêm công cụ quan trọng xử lư nợ xấu của hệ thống ngân hàng.



Đối mặt lợi ích nhóm

Tái cơ cấu ngân hàng luôn được đặt ra là một đ̣i hỏi cấp bách. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ư kiến cho rằng lộ tŕnh này đang diễn biến quá chậm. Ông có thể nói ǵ về việc này?

- Quá tŕnh đánh giá, phân loại để xác định các TCTD yếu kém mất nhiều thời gian. NHNN đă đưa ra nhiều biện pháp tái cơ cấu, trong đó ưu tiên các giải pháp tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi ích như TCTD tự củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại dưới h́nh thức kêu gọi các đối tác mới tham gia hoặc t́m kiếm đối tác để thỏa thuận tự nguyện sáp nhập, hợp nhất… Trường hợp không thực hiện được các giải pháp này, NHNN mới can thiệp để xử lư.

Đến nay, sau tái cơ cấu, các NH đă đi vào hoạt động ổn định và triển khai cơ cấu lại tài chính, xử lư nợ xấu, quản trị và hoạt động. Năm 2013, dự kiến tiếp tục có một số TCTD được sáp nhập, hợp nhất trên cơ sở tự nguyện.

Tuy nhiên, việc xử lư các TCTD yếu kém là vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Quá tŕnh lên kế hoạch tái cơ cấu của các TCTD đ̣i hỏi phải có thời gian và phụ thuộc vào năng lực của đối tác tham gia, ư chí của các bên liên quan để đạt được thỏa thuận cuối cùng. Thậm chí, không loại trừ sự phản ứng, chống đối của các cổ đông lớn… Trong khi đó, hệ thống pháp lư hiện nay cũng chưa điều chỉnh được hết tính đa dạng, phức tạp của thực tiễn, đặc biệt trong điều kiện áp dụng đối với các NH yếu kém, cần phải xử lư khẩn trương để hạn chế tổn thất.

V́ vậy, thực tế triển khai cơ cấu lại các TCTD yếu kém thời gian qua có độ trễ nhất định.

C̣n vấn đề sở hữu chéo, được nói nhiều nhưng chưa xử lư được là bao, thưa Thống đốc?

- Luật các TCTD năm 2010 không cho phép các TCTD sở hữu cổ phần lẫn nhau; không cho phép các công ty con, công ty liên kết của một TCTD được góp vốn, mua cổ phần của chính TCTD đó. Tuy nhiên do lịch sử, hiện vẫn c̣n một số TCTD góp vốn tại nhiều TCTD khác hoặc có sở hữu cổ phần lẫn nhau hoặc có một số trường hợp TCTD thông qua các công ty con của ḿnh sở hữu cổ phần của TCTD khác. Do đó, cần phải xử lư kiên quyết vấn đề sở hữu chéo theo lộ tŕnh phù hợp.

Để hạn chế và tiến tới chấm dứt t́nh trạng này, NHNN xây dựng lộ tŕnh giảm sở hữu vốn lẫn nhau giữa các TCTD; tạo điều kiện cho các TCTD thoái vốn ở các TCTD và các công ty con, công ty liên kết. Xác định nguồn lực tài chính của các cổ đông của TCTD khi tham gia góp vốn, mua cổ phần tại TCTD. NHNN sẽ xác minh nguồn tiền và đánh giá năng lực tài chính của các cổ đông và người có liên quan khi tham gia góp vốn, mua cổ phần tại các TCTD.

Đồng thời, giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của các đối tượng có sở hữu chéo nhất là quan hệ tín dụng của những cổ đông và người có liên quan tại các TCTD có liên quan để ngăn chặn, t́nh trạng thao túng, chi phối NH dẫn đến vi phạm giới hạn cấp tín dụng cho cổ đông và người liên quan. Giám sát chặt chẽ việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần trên thị trường chứng khoán.

Năm 2012, vấn đề lợi ích nhóm trong ngân hàng đă nổi lên và trở thành vấn đề nhiều người đặt nghi vấn. Thống đốc nói ǵ về câu chuyện này?

- Chừng nào mà Việt Nam vẫn chưa trở thành nước phát triển và chưa xử lư triệt để sự cách biệt giàu nghèo th́ lúc đó, cuộc chiến lợi ích nhóm vẫn tiếp tục. Khi trở thành nước có thu nhập trung b́nh, có của ăn, của để, xă hội bắt đầu phân hóa thành nhiều bộ phận khác nhau giữa một bên là có tiền và phần c̣n lại là thu nhập thấp th́ rất khó đồng thuận, rất khó cải cách, lợi ích nhóm sẽ chi phối. Trong hoàn cảnh đó, nếu chính sách đưa ra gây phương hại cho nhóm nào th́ họ sẽ đứng lên chiến đấu lại một cách mănh liệt.

Năm 2012 là năm như thế. NHNN đưa ra chính sách nào, nếu đụng chạm đến lợi ích nhóm là lập tức gặp phải lực cản ngay mà câu chuyện siết lại thị trường vàng là một ví dụ. Chúng tôi biết trước là sẽ bị phản đối quyết liệt nhưng không làm không được. Bởi con đường đă đi th́ phải đi, đích đến vẫn phải đến. Sự chống đối của nhóm lợi ích có mặt khắp nơi, từ vận động hành lang chính sách đến các công cụ truyền thông… Nếu không tin tôi th́ cứ đi hỏi xem dân nào có đủ tiền đến mức lũng đoạn cả thị trường vàng? Chỉ những người buôn bán vàng đầu cơ mới quen làm mưa, làm gió thị trường, gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô, bị đụng chạm lợi ích trong lần này th́ mới bị thiệt hại thôi.

Hay như câu chuyện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Khi NHNN bắt đầu triển khai, hỏi bất cứ ai rằng, có muốn hệ thống ngân hàng lành mạnh không, chẳng ai nói là không. Thế nhưng khi động đến những nơi, những chỗ cần phải xử lư th́ “rút dây là động rừng”. Lúc đó những “dây mơ, rễ má” của nhóm lợi ích mới lộ hết.

Tôi biết đó là cuộc chiến khủng khiếp và không chỉ của năm nay mà c̣n dai dằng cả một giai đoạn nữa.

Thống đốc không ‘cô đơn’

Trong năm 2012, cùng trong một tháng, hai lănh đạo cao cấp đều chia sẻ với ông: “Thống đốc không cô đơn”. Theo ông B́nh Đó là sự cảm thông và chia sẻ qua một năm NHNN chống chọi với nhiều nhóm chống đối để thiết lập lại trật tự hệ thống TCTD.

Ông nói: đă có lúc, tôi thấy buồn v́ bị những luồng dư luận, tin đồn không chính thống gây ảnh hưởng xấu. Thậm chí, có những người bị đụng chạm trong quá tŕnh NHNN thực hiện tái cấu trúc c̣n dám bắn tin đến tôi rằng: “Tôi sẽ xử lư ông trước khi ông xử lư tôi”.

Chưa bao giờ ngành Ngân hàng phải đối mặt với nhiều luồng dư luận khác nhau như thời gian qua. Nhưng ẩn sâu trong đó là những toan tính chống đối nhằm mục đích tư lợi cho một một bộ phận trong xă hội theo kiểu lợi ích nhóm mà nếu không cảnh giác, sẽ chùn tay và bị chi phối. Nhưng nay, từ các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đến các bộ ngành liên quan đều thống nhất với cách làm của NHNN. Tôi nghĩ, đó chính là một trong những động lực để NHNN mạnh dạn triển khai tiếp những bước đi theo lộ tŕnh đề ra và chúng tôi không c̣n cô đơn nữa.

Lê Khắc
Vietnamnet
saigon75_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	cafengoctung.jpg
Views:	6
Size:	64.1 KB
ID:	443498
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:11.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06179 seconds with 14 queries