Lặng lẽ phát triển, không phô trương nhưng ít ai biết rằng Nhật Bản đang sở hữu trong tay sát thủ tàu sân bay đẳng cấp thế giới được xem là khắc tinh của tàu sân bay Trung Quốc.
Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Hải quân Trung Quốc và thái độ cứng rắn của Bắc Kinh trong các vấn đề biển đảo, Cục pḥng vệ Nhật Bản mà cụ thể hơn là lực lượng pḥng vệ đường không Nhật Bản JASDF cần một loại tên lửa chống hạm trang bị cho máy bay nhằm răn đe lực lượng tàu chiến Trung Quốc đang không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng.
Tên lửa không đối hạm XASM-3 trên cánh một chiếc tiêm kích F-2 của JASDF.
V́ lẽ đó, chương tŕnh phát triển tên lửa chống hạm phóng từ trên không mới của Nhật Bản được khởi xướng vào năm 2002. Chương tŕnh được đặt tên là XASM-3.
Loại tên lửa chống hạm mới này sẽ thay thế cho các loại tên lửa chống hạm phóng từ máy bay trước đó là ASM-1 (Type-80) và ASM-2 (Type-93).
XASM-3 thể hiện một cách tiếp cận hoàn toàn mới của Nhật Bản trong việc phát triển vũ khí.
Trong khi các loại tên lửa chống hạm trước đó là ASM-1 và ASM-2 đều có tốc độ dưới vận tốc âm thanh th́ XASM-3 được thiết kế với tốc độ lên đến gấp 5 lần vận tốc âm thanh (Mach 5). Đây được gọi là tốc độ siêu vượt âm.
Tầm bắn của XASM-3 vượt quá 200 km so với 50 km của ASM-1 và 170 km của ASM-2. Điều đó cho thấy Nhật Bản đang có những thay đổi để đẩy thế trận pḥng ngự ra xa hơn.
Theo một số nguồn tin, tên lửa XASM-3 được thiết kế với 2 cửa lấy khí cho động cơ ramjet nhiên liệu lỏng cùng với một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn.
Cận cảnh XASM-3 trên tiêm kích F-2. Loại tên lửa khủng này được cho là đă trải qua thử nghiệm trong năm 2010.
Tên lửa có 2 cánh ổn định ở giữa thân. B́nh thường chúng được gấp lại, c̣n khi được phóng đi, chúng sẽ x̣e ra. Ngoài ra, tên lửa c̣n có 2 vây lái ở đuôi và 2 vây lái đứng ở phía dưới.
H́nh dáng khí động học của tên lửa được thiết kế với khả năng tàng h́nh cao, tên lửa dài 6 mét, trọng lượng 900 kg.
XASM-3 được trang bị hệ thống dẫn đường chỉ thị và tấn công mục tiêu rất phức tạp, là sự kết hợp giữa khả năng dẫn đường quán tính, điều khiển theo tín hiệu định vị vệ tinh GPS và radar. Cùng với đó là khả năng chống nhiễu mạnh mẽ.
Radar của tên lửa XASM-3 có khả năng hoạt động ở cả 2 chế độ chủ động và thụ động (chủ động có nghĩa là radar của tên lửa sẽ phát sóng để bắm và bắt mục tiêu, thụ động có nghĩa là radar không phát sóng mà chỉ thu nhận tín hiệu điện từ phát ra từ mục tiêu).
Với hệ thống dẫn đường hiện đại và phức tạp này, tên lửa có khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác rất cao.
Thân tên lửa được chế tạo bằng vật liệu tiên tiến cho phép làm giảm độ bức xạ hồng ngoại khi bay với tốc độ lớn.
Nhật Bản cũng có kế hoạch sửa đổi XASM-3 để có thể phóng từ tàu chiến.
Có thể nói, XASM-3 đại diện cho sự đột phá lớn về hỏa lực đối hạm của Nhật Bản. Loại tên lửa này được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” ở châu Á. Với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh cùng với hệ thống dẫn đường tinh vi th́ mọi biện pháp đánh chặn gần như đều vô dụng.
Bên cạnh đó, với tầm bắn trên 200 km đều vượt ra ngoài tầm với của các hệ thống pḥng không trên các tàu chiến được trang bị tại khu vực châu Á.
Nhật Bản đang có xu hướng thay thế các hệ thống vũ khí của ḿnh một cách khá nhanh chóng và chuyển dần từ pḥng ngự bị động sang chủ động răn đe hiệu quả.
Sự chuyển biến này hoàn toàn không phải t́nh cờ mà là một sự chuyển ḿnh trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mặt khác, các tranh chấp chủ quyền giữa Trung - Nhật đang gia tăng không cho phép họ lơ là. Nhật Bản có thể không có vũ khí hạt nhân nhưng họ đang đầu tư mạnh cho các vũ khí chiến lược thông thường.
quốc việt
Theo Infonet