Qua Campuchia săn cá - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 01-30-2013   #1
woaini1982
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
woaini1982's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Posts: 24,000
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 41
woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1
Default Qua Campuchia săn cá

Mùa lũ vừa qua, ngư dân làm nghề đóng đáy cá linh ở đoạn đầu sông Tiền, sông Hậu trên địa bàn tỉnh An Giang được một mùa bội thu. Khi nước lũ rút đi, ngư dân lại theo cá linh ngược ḍng về thượng nguồn

Qua mùa lũ, ngư dân phải mang ngư cụ sang nước bạn Campuchia “cắm trại” khai thác các loại cá trắng (cá linh, cá trèn, cá mè vinh...) và cá đen (cá lóc, cá bông, cá trê, sặc bổi…). Tuy giá thuê khu vực đánh bắt cá (gọi là lô) khá cao nhưng chỉ cần trúng một mẻ cá trắng đầu vụ khoảng 200-300 tấn th́ coi như ngư dân có thể thu hồi vốn.



Đưa cá linh đă được cắt đầu vào máy đánh vảy dưới sông B́nh Di

Bắt hoài không hết cá

Theo nhiều ngư dân ở đầu nguồn sông Hậu thuộc xă Khánh An, huyện An Phú - An Giang, cứ sau mỗi mùa lũ là có hàng trăm ngư dân vùng này qua bên kia biên giới khai thác cá với sản lượng hàng ngàn tấn/năm. Nhờ vậy mà dân nghèo ở địa phương cũng có công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập.



Cá từ Phnom Penh - Campuchia được đưa về bến sông B́nh Di

Ông Nguyễn Văn Tùng (Tùng Lô), một ngư dân ở xă Khánh An, cho biết những năm gần đây, tuy sản lượng cá phía Campuchia có giảm nhưng vẫn c̣n khá dồi dào. Sở dĩ có được như thế là v́ ở những nơi làm lô hầu như không có người sinh sống. Có lô nằm dọc theo các nhánh phụ của sông Mekong nhưng cũng có lô nằm lọt thỏm giữa đồng hoang quanh năm ngập nước.

Tất cả những lô đều là nơi lư tưởng để cá trú ngụ và sinh sản. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là do chính quyền địa phương làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ngay cả việc cá ǵ được phép đánh bắt tháng nào cũng có quy định rất rơ. Nếu họ phát hiện ngư dân dùng lưới có mắt dày hoặc dùng xung điện để bắt cá theo kiểu tận diệt th́ coi như “toi mạng”. Người bị bắt phải bán trâu ḅ, ruộng rẫy mới có thể đủ tiền nộp phạt, nếu không th́ bị giam chẳng biết đến bao giờ mới được thả ra.

Cũng theo ông Tùng, cứ 3 năm một lần, Bộ Thủy sản Campuchia tổ chức đấu thầu khai thác cá lô với dân bản xứ thuộc 2 tỉnh Takeo và Kandan. Trong đó, Kandan là địa phương có đến 11 lô với tổng chiều dài trên 100 km. Sau đó, ngư dân Việt sang mua lại từ những người này với giá đội lên gấp 10 lần, tương đương từ 2,4-4 tỉ đồng/lô. Nếu ai ít vốn có thể mua lại phần đồng (phần nhỏ trong lô, diện tích trung b́nh từ 20-30 ha) của chủ lô nhưng cũng không dưới 200 triệu đồng. Sau khi hoàn tất thủ tục và giao lô cho các chủ đă trúng thầu, Bộ Thủy sản cùng với chính quyền địa phương sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ cá cho qua mùa sinh sản rồi mới được phép đánh bắt.

Thời gian khai thác được tính từ đầu tháng 10 (âm lịch) năm trước đến tháng 6 năm sau. Vào thời điểm này, các chủ lô, chủ phần đồng cùng với hàng chục nhân công dùng vó gạt để bắt những đợt cá đầu tiên trong năm. Mỗi lô có thể bắt được từ 70-300 tấn cá trắng các loại, nhiều nhất là cá linh già. Sau đợt này, ngư dân sẽ dồn các loại cá đen vào lưới num dưới ḷng sông. Num lớn nhất rộng khoảng 100.000 m2 và có thể trữ lại khoảng 300 tấn cá lóc, cá bông… “Tuy năm nay lũ nhỏ nhưng bù lại là cá đen nhiều hơn.

Nếu anh em đi xuồng máy qua bên đó vào thời điểm này sẽ thường xuyên bắt gặp cảnh những con cá lóc, cá leo bị giật ḿnh lao thẳng lên mặt nước. Năm vừa rồi do thu hoạch vội nên tôi chỉ bắt được 140 tấn cá lóc nhưng vẫn bảo đảm có lời. Cá vừa bắt xong là có thương lái đến mua tận lô và sau đó thanh toán tiền tận nhà nên khỏi phải lo ǵ cả. Đă vậy mà ḿnh c̣n có thể bán lại lô sau khi đă đánh bắt cho chủ sau tiếp tục khai thác với giá không dưới 200 triệu đồng. Cá c̣n nhiều lắm nên bắt hoài mà không hết” - ông Tùng cho biết thêm.

Mắm cá linh nuôi người nghèo

Vào những ngày này, dọc bờ sông B́nh Di (một nhánh sông Hậu) thuộc xă Khánh An, huyện An Phú lúc nào cũng sôi động với cảnh hàng trăm dân nghèo ở địa phương và các vùng lân cận tấp nập cắt đầu cá linh cho các chủ vựa.

Bà Lư Thị Ngọc Sinh, một Việt kiều đang cư ngụ tại xă Becchay, huyện Cỏ Thum, tỉnh Kandan - Campuchia, cho biết gần 10 năm qua, cứ đến mùa, bà cùng với hơn chục người trong xóm trở về quê cũ ở Khánh An để nhận làm công việc cắt đầu cá linh cho các chủ vựa.

Ngày nào cá về nhiều, mỗi người có thể cắt được 6 rổ (gần 150 kg) với số tiền công 90.000 đồng. “Làm công việc này đ̣i hỏi phải nhanh và khéo. Có người thích dùng kéo cắt nhưng tôi th́ dùng dao chặt nhanh hơn. Hiện nay, ruộng lúa bên Campuchia đang làm đ̣ng nên dân nghèo như tụi tôi phải thất nghiệp. Mấy tháng cận Tết, nếu không có ai thuê làm việc ǵ th́ khổ lắm” - bà Sinh bộc bạch.

C̣n theo bà La Thị Thủy, một chủ vựa, cho biết phần lớn nguồn cá linh được lấy tận Phnom Penh - Campuchia nên phải mất 3 ngày mới về đến nơi. Do đó, để bảo đảm nguyên liệu tươi nguyên, cá ướp nước đá thật kỹ rồi đóng thùng trước khi đưa lên xe tải vận chuyển đi xa.

Khi xe vừa đến khu vực biên giới, đối diện thị trấn Long B́nh (huyện An Phú) sẽ có một đội ghe xuồng từ xă Khánh An qua tiếp nhận và đưa về vựa để gia công ngay. Cá sau khi được cắt đầu sẽ đưa vào máy đánh vảy làm sạch trước khi giao lại cho các cơ sở chế biến mắm ở Châu Đốc. Phần phế phẩm như đầu và ruột cá được những hộ dân nuôi cá lóc đến mua với giá 2.000 đồng/kg.

Cũng theo bà Thủy, ở xă Khánh An có đến 4 chủ vựa lớn nhỏ, mỗi ngày có thể thu mua gần 20 tấn cá linh nguyên liệu để làm mắm. “Nói tiếng là chủ cho sang chứ ḿnh đâu có vốn liếng ǵ. Khi nào cân bán cho mấy cơ sở làm mắm xong th́ mới thanh toán lại với chủ cá. Trừ hết chi phí, mỗi kư tôi lời không tới 1.000 đồng nhưng cũng vui v́ giúp dân nghèo có tiền ăn Tết” - bà Thủy vui vẻ cho hay.

Bắt ốc, hái rau cũng đóng tiền

Theo ông Nguyễn Văn Tùng, ngư dân Việt, sang bên kia biên giới thuê lô đánh bắt thủy sản cũng lắm nhiêu khê. Từ Khánh An đến lô cá khoảng 20 km nhưng phải qua 15 trạm kiểm soát, mỗi nơi phải nộp 20.000 đồng/người/lượt. C̣n nếu không muốn bị ăn cắp cá th́ mỗi mùa vụ, chủ lô phải nộp cho công an xă vài trăm USD. Bởi trước đó, có nhiều trường hợp hàng trăm tấn cá của ngư dân “không cánh mà bay” chỉ trong một đêm.

“Ngay những người nghèo khổ không đất sản xuất, họ đi bắt ốc, hái rau cũng phải đóng tiền trạm” - ông Tùng nói.
woaini1982_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.JPG
Views:	6
Size:	32.5 KB
ID:	441367
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:41.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09888 seconds with 14 queries