(ĐVO) - Thông tư 30 của Bộ Y tế Quy định về tiêu chuẩn thức ăn đường phố đă có hiệu lực từ ngày 20/1 được xem như động thái xóa sổ kinh tế vỉa hè. Tuy nhiên nhiều người cho rằng trước khi dẹp cơ quan thực thi phải tính hệ quả và sinh kế của hàng vạn gia đ́nh.
Siết nhưng phải cho tôi sống
Cụ Lê Văn Tấn (80 tuổi) khu đô thị Nam Trung Yên nghĩ đơn giản quy định nào th́ cũng phải đi vào thực tế, không nên viển vông. Cụ cho biết, hàng ngày cụ vẫn ngồi dưới chân khu đô thị này bán nước và phục vụ bà bán bánh ḿ kẹp, phở buổi sáng.
Cụ hoàn toàn ủng hộ việc siết hàng quán vỉa hè nếu như các cơ quan chức năng tạo được công ăn việc làm cho cụ. Theo cụ, trước kia gia đ́nh cụ có 4 người sống tại khu phố Trung Kính, nhà hơn 70m2, 2 mặt tiền. "Ở đó tôi buôn bán, kinh doanh được, hàng tháng thu nhập cả chục triệu, giờ giải tỏa dồn chúng tôi lên tầng 14, khu chung cư này, không việc làm. Không bán hàng vỉa hè chúng tôi lấy ǵ để sống. Như vậy chẳng phải là ép người quá đáng hay sao?".
"Ở quê khu công nghiệp th́ nhiều, nước xả thải bẩn thỉu, ô nhiễm, ruộng đất không c̣n, có về quê cũng không biết phải làm ǵ để sống", cụ cho biết thêm.
Theo cụ Tấn, xóa sổ hàng quán vỉa hè nếu làm không khéo sẽ kéo theo những hệ lụy khác. Tệ nạn xă hội, thất nghiệp gia tăng ai là người chịu trách nhiệm?.
Quản lư thực phẩm ngay từ khi đưa ra thị trường chắc chắn thức ăn sẽ đảm bảo
Cô Nguyễn Thị Ḥa, khu B10a, khu đô thị Nam Trung Yên cho biết, "Ruộng không có, nghề nghiệp th́ không hàng ngày cả gia đ́nh cô chỉ trông chờ vào gánh hàng rong. Nếu giờ cũng cấm nữa th́ chỉ có nước lên ôm nhà, gặm tường để sống".
C̣n theo ông Nguyễn Văn Minh, khu Trung Ḥa - Nhân Chính, người nghèo th́ rất nhiều, họ tự vận động, tự kiếm sống là đang đỡ cho nhà nước bao nhiêu tiền trợ cấp thất nghiệp. Không thể cấm hàng quán vỉa hè, như vậy là triệt đường mưu sinh của người dân, ông Minh cho biết.
"Dẹp hàng quán vỉa hè để đảm bảo ATVSTP là điều nên làm tuy nhiên, cần phải dẹp từ gốc chứ không phải chặt ngọn. Tại sao các cơ quan chức năng không ngăn chặn ngay từ cửa khẩu, để một xe gà lậu chạy từ Lạng Sơn, Bắc Giang qua bao nhiêu trạm kiểm dịch về tận Hà Nội mới bắt được th́ phải hỏi cơ quan chức năng đang làm ǵ?".
Những người không có lương họ phải bám vào mặt đường để sống, để cấm một lúc là rất khó. Theo ông Minh nên quy hoạch để quản lư. "Muốn cấm, phải cấp cho họ công cụ làm ăn, kiếm sống. Nếu ở nông thôn, có hỗ trợ giống vốn cho người dân cấy trồng, th́ thành phố phải cấp cho người ta việc làm.
Một gia đ́nh công chức nhà nước mà phải nuôi thêm bố mẹ già 50-60 tuổi, c̣n con cái chắc chắn lương công chức không thể nuôi được gia đ́nh. Vậy th́ Nhà nước có cấp được việc làm cho cả số người đó không? Nếu làm được th́ chắc chắn sẽ giải tỏa được bán hàng rong", ông Minh cho biết.
Ảnh đẹp về thiên đường kinh tế vỉa hè Việt Nam
Lương không đủ mới phải ra đứng đường
Tại quán bún, phở trên đường Hoàng Ngọc Phách, bà N. chủ quán cho biết, "cô đă nghe phường nói về quy định này, tuy nhiên cô cũng mặc kệ. Quy định ra là như vậy, sau vài hôm lại đâu vào đấy hết. Đoàn kiểm tra rút th́ đâu lại vào đấy".
Cô N. cũng chia sẻ, việc quy định hàng quán phải có giấy chứng nhận ATVSTP, phải chứng minh được nguồn gốc, phải có thiết bị, dụng cụ đảm bảo vệ sinh là rất khó thực hiện. V́ thức ăn, thực phẩm mua bán trong chợ th́ lấy đâu ra giấy chứng nhận an toàn. Nếu làm được như vậy th́ các cơ quan chức năng nên siết ngay từ đầu vào, quản chặt nguồn nhập trước đă. Tại sao việc đó không làm được, lại đổ lên đầu dân, cô N. bức xúc.
Người bán, người ăn vẫn phớt lờ thông tư siết thức ăn đường phố
Chị Nguyễn Thị H. (phố Vũ Ngọc Phan) chuyên bán thịt nướng, ngan, vịt, cho biết có nghe qua mẹ nói lại. "Tôi không biết, Bộ y tế kiểm tra đến mức độ nào, nhưng thịt đó hàng ngày con tôi cũng ăn nếu có làm sao th́ người nhà tôi bị trước", chị H. cho biết.
Theo chị H. hầu hết người dân làm hàng mua bán đều ra chợ, yêu cầu người dân phải xuất tŕnh các giấy tờ chứng nhận an toàn thực phẩm trong khi cơ quan chức năng không thể đảm bảo được thực phẩm sạch ngoài chợ th́ không hợp lư chút nào.
Chị H. vốn là một giáo viên dạy cấp I trường tiểu học Đặng Trần Côn, chị chia sẻ, lương giáo viên chị được 3 triệu/tháng, mà chi phí cho gia đ́nh thấp cũng phải cả chục triệu/tháng, con cái thường xuyên đau ốm nên chị phải nghỉ dạy ở nhà bán hàng ăn vỉa hè.
"Chỉ v́ cuộc sống nên mới phải ra đường, không ai muốn đứng đường thế này cả. Đứng đây bán hàng, tôi xấu hổ lắm nhưng v́ cuộc sống của con tôi tôi mới phải phơi mặt đứng đây". Chị cho biết, nếu sắp tới không cho bán vỉa hè, chị sẽ bán... trong nhà.
Anh Khương, bán bánh mỳ kẹp tại ngă Tư Trung Ḥa - Vũ Phạm Hàm cho rằng không biết ǵ về quy định này. Tuy nhiên, anh Khương đặt câu hỏi: "Thực phẩm bẩn ngay từ khi được đưa ra thị trường th́ làm sao chúng tôi có thể đảm bảo vệ sinh được. Cơ quan quản lư làm không tốt, lại đi siết người bán để mưu sinh là không thỏa đáng".
Không bán vỉa hè th́ bán trong nhà
Vừa làm vừa chỉnh
Ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục ATVSTP cho biết, quy định tiêu chuẩn thức ăn đường phố không phải bây giờ mới có. Thực tế, từ trong luật đến nghị định đều đă có quy định rất rơ ràng. Nên các cấp chính quyền địa phương phải có chức năng thực hiện việc này.
Nhưng Thông tư đưa ra không phải là có thể làm được ngay, phải từng bước, làm dần, vừa làm vừa chỉnh. Như chỉ thị về mũ bảo hiểm, phải mất 3 năm sau mới có thể thực hiện được. Cấm đốt pháo nhưng đến bây giờ vẫn diễn ra t́nh trạng đốt pháo.
Tuy nhiên, ông Trung cũng thừa nhận việc xử phạt đối với quy định thức ăn đường phố là rất khó. Nhưng phải đưa ra một tiêu chuẩn để hướng người dân tới cái tiêu chuẩn đó.
V́ là thời điểm sát Tết, hiện tại, Cục đang tập trung vào các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết trước, c̣n thức ăn đường phố theo quy định là giao cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện.
Nên thực tế, văn bản có hiệu lực nhưng Cục sẽ có những điều chỉnh dần dần dựa vào thực tế. Vừa phải thực hiện, vận động vừa phải áp dụng chế tài xử phạt.
Nếu bị nhắc nhở 2 lần th́ thu hồi giấy phép, lập biên bản xử phạt. Mức phạt theo quy định từ 3 trăm-5 triệu đồng.
Tuy nhiên, đến tận ngày thứ 2 sau khi thông tư có hiệu lực th́ ngay cả lực lượng được phân cấp quản lư vẫn chưa biết ǵ về nội dung này, c̣n người dân vẫn vô tư bán v́ không thấy ai nhắc.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tại địa bàn Hà Nội có trên 26.000 cơ sở dịch vụ ăn uống đường phố, nhưng trên 16.000 cơ sở nằm ngoài tầm kiểm soát, quản lư về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của cơ quan chức năng. Tại TPHCM hiện có hơn 28.000 điểm bán thức ăn đường phố.
Đa số những người bán hàng rong đều là dân nghèo từ khắp nơi đổ về, họ không phải chịu thuế, tiền mặt bằng lấy công làm lăi. Nếu dẹp hàng quán vỉa hè nhưng lại không tính toán, sắp xếp kế sinh nhai sẽ dẫn đến một thực trạng gây mất cân bằng trong xă hội, thất nghiệp gia tăng, trẻ em lang thang đường phố kéo theo những tệ nạn xă hội.
Báo cáo kết quả điều tra Lao động việc làm năm 2012 được hai cơ quan này công bố chiều 18/12 cho thấy, cả nước hiện có 984.000 người thất nghiệp và 1,36 triệu người thiếu việc làm. Trong đó, người thiếu việc làm ở nông thôn là 1,1 triệu người, cao hơn rất nhiều so với thành thị (246.000 người). Số người thất nghiệp ở khu vực thành thị là 494.000, khu vực nông thôn là 459.000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,53% cao hơn ở khu vực nông thôn với 1,55%.
Lư do thất nghiệp được cơ quan điều tra đưa ra là là nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trường và bộ phận lao động thất nghiệp cũ.
Nguyễn Vũ (thực hiện)