ANTĐ - Tính năng của S-500 đă tích hợp được tất cả những ưu điểm của PAC-3, SM-2 và SM-3, ngược lại, cả 3 hệ thống của Mỹ không có tham số nào ngang bằng S-500.
Mỹ nỗ lực cải thiện hệ thống đánh chặn trên không
Vừa qua, Cục pḥng thủ tên lửa Mỹ đă quyết định sử dụng hệ thống kiểm soát trạng thái bay và chuyển hướng tên lửa nhiên liệu rắn kiểu tiên tiến nhất do công ty Aerojet nghiên cứu, chế tạo trên các tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIB (Standard Missile-3 Block IIB) của ḿnh. Dự kiến, tên lửa đánh chặn tên lửa SM-3 Block IIB sẽ được triển khai hàng loạt vào năm 2020.
Nội dung chính của hợp đồng nghiên cứu là công ty Aerojet sẽ cải tiến kỹ thuật cho hệ thống kiểm soát trạng thái bay và chuyển hướng tên lửa nhiên liệu rắn để nâng cao tính năng tổng thể của tên lửa SM-3 Block IIB, đặc biệt là cải thiện khả năng điều chỉnh quỹ đạo và kéo dài thời gian bay, đồng nghĩa với hành tŕnh của nó sẽ được nâng lên. Hợp đồng c̣n giúp giảm bớt những rủi ro về kỹ thuật, phát sinh trong quá tŕnh phát triển sản phẩm.

Tuần dương hạm lớp Ticonderoga USS Cowpens (CG-63) phóng tên lửa SM-3
Công ty Aerojet sẽ sử dụng những thành quả công nghệ của hệ thống kiểm soát trạng thái bay và chuyển hướng tên lửa nhiên liệu rắn (TDACS) của tên lửa SM-3 Block IB và những kết quả nghiên cứu bước đầu của hệ thống TDACS trên tên lửa SM-3 Block IIA để nâng cao hàm lượng công nghệ của tên lửa SM-3 Block IIB.
SM-3 Block IIB dùng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa trong giai đoạn đầu, được triển khai trên các tàu khu trục và tuần dương hạm Aegis có sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis kiểu 5.1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41. Mỗi chiến hạm Aegis của Mỹ được trang bị 4 hoặc 6 quả tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3, giá mỗi quả là 10 triệu USD.
Quá tŕnh đánh chặn của SM-3 chia làm 4 giai đoạn. 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất. Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu. Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 9kg. Đầu tiên, nó sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để gây nhiễu mục tiêu, sau đó mới bắn hạ.

Tên lửa Standard Missile-3 (SM-3) có giá 10 triệu USD/quả
Kỹ thuật kiểm soát rủi ro của hệ thống kiểm soát trạng thái bay và chuyển hướng tên lửa nhiên liệu rắn đă kế thừa những thành công ban đầu trong quá tŕnh thử nghiệm loại tên lửa SM-3 Block IIB trên tàu mặt nước hải quân, làm cho nó không chỉ được phóng từ các tàu Aegis mà c̣n được triển khai ở các căn cứ trên đất liền, hợp lực tác chiến cùng hệ thống pḥng không/pḥng thủ tên lửa PAC-3.
Cả hai hệ thống SM-2 và SM-3 cũng không bằng S-500 của Nga
Kiểu cơ bản của loại tên lửa thuộc hệ thống pḥng thủ tên lửa Aegis SM-3 Block IIB là tên lửa đánh chặn SM-3 (c̣n gọi là RIM-161A) được chế tạo dựa trên nguyên mẫu của loại SM-2 Block IV, có tầm bắn trên 500km, độ cao đánh chặn đạt 160km, chỉ phù hợp đánh chặn tên lửa đạn đạo. C̣n tên lửa SM-2 ngoài khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, nó cũng có khả năng bắn hạ cả máy bay giống PAC-3 và S-500 của Nga nhưng tầm bắn thấp hơn nhiều, chỉ bắn hạ được mục tiêu trong khoảng 200 km, bằng 1/3 của S-500.
Các phiên bản kế tiếp của SM-3 (kể cả SM-3 Block IIB) chủ yếu là những giải pháp công nghệ chứ không có đột biến về tham số kỹ thuật nên 2 chỉ tiêu về tầm bắn và độ cao đánh chặn của các thế hệ SM-3 và SM-2 đều thấp hơn nhiều so với hệ thống pḥng không/pḥng thủ tên lửa S-500 của Nga.

Tàu khu trục tên lửa lớpArleigh Burke cũng được trang bị các hệ thống tên lửa Aegis
Ngoài tính năng pḥng không siêu việt, khả năng pḥng thủ tên lửa của S-500 được công ty Almaz-Antei bí mật nghiên cứu và thử nghiệm đă lâu, đến khi S-500 sắp được triển khai, Nga mới tiết lộ thông tin trên. S-500 có khả năng cùng lúc đánh chặn 10 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 3500 km, cự ly đánh chặn lí tưởng khoảng 600km, độ cao tối đa 185km, thời gian chuyển đổi mục tiêu kế tiếp chỉ mất 3-4 giây.
Hệ thống radar sục sạo và điều khiển hỏa lực của radar của S-500 được xây dựng trên ṇng cốt là radar mảng pha chủ động X-Band có phạm vi phủ sóng vượt trội so với S-400, cự li sục sạo của nó đă đạt tới 800-900km.
Xét về đơn lẻ từng hệ thống, SM-2 và PAC-3 có tính năng lưỡng dụng tương tự S-500 nhưng cơ bản vẫn thiên về pḥng thủ tên lửa, các tham số kỹ thuật thấp hơn nhiều, SM-3 có tầm bắn và độ cao tiệm cận S-500 nhưng chỉ đánh chặn tên lửa đạn đạo có quỹ đạo bay xác định, không có khả năng tấn công máy bay tàng h́nh, có quỹ đạo bay khó lường như S-500. Như vậy, tính năng của S-500 đă tích hợp được tất cả những ưu điểm của PAC-3, SM-2 và SM-3, cả 3 hệ thống của Mỹ chưa có tham số nào ngang bằng S-500.
Điểm đặc biệt là, tuy chức năng pḥng thủ tên lửa của S-500 mạnh như vậy nhưng nó là hệ thống thiên về pḥng không, vậy các hệ thống pḥng thủ tên lửa chính hiệu của Nga là A-135 “Amur” và A-235 “Самолет-М” sẽ mạnh đến cỡ nào? Sự phối hợp của bộ 3 “lá chắn thần” này sẽ tạo thành một chiếc ô pḥng thủ tên lửa cực kỳ vững chắc trên bầu trời Nga.

Hệ thống tên lửa pḥng không S-400 của Nga hiện có tính năng không kém ǵ
3 hệ thống trên của Mỹ
Vừa qua, Tư lệnh không quân Nga Viktor Bondarev đă khẳng định hệ thống tên lửa pḥng không S-500 sẽ được triển khai ngay trong năm 2013, nhanh hơn so với dự kiến trước kia khoảng 2 năm. Với tính năng pḥng không, pḥng thủ tên lửa và pḥng thủ không gian ưu việt của S-500, người Nga đă chứng tỏ tuy ngân sách quốc pḥng hạn hẹp, không thể phát triển rầm rộ các loại vũ khí như Mỹ nhưng khả năng tích hợp tính năng đa dụng hơn xa so với Mỹ, công nghệ đỉnh cao vẫn không hề thua kém, thậm chí nhiều mặt c̣n hơn Mỹ rất xa.
Nguyễn Ngọc
“Kỹ thuật hải quân”/Mỹ