Quân đội Pháp hôm 13-1 mở rộng chiến dịch tấn công lực lượng nổi dậy được cho là có liên hệ đến Al-Qaeda ở Mali, thể hiện quyết tâm loại trừ tận gốc chủ nghĩa khủng bố ở nước này.
Bộ Quốc pḥng Pháp cho biết máy bay chiến đấu nước này đă không kích các trại huấn luyện và những mục tiêu khác của phiến quân Hồi giáo ở miền Bắc. Một trong những mục tiêu mới là thị trấn Gao, nơi toàn bộ căn cứ của phiến quân đă bị san bằng.
Theo tuyên bố của bộ này, mục tiêu của Pháp là đi đầu trong nỗ lực không ngơi nghỉ nhằm chống lại các nhóm khủng bố và ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào của những nhóm này vào miền Nam Mali. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nhận định rằng đà tiến của lực lượng nổi dậy đă bị chặn lại sau khi có sự can thiệp quân sự của Paris.
Không dừng lại ở việc không kích, Pháp c̣n đưa thêm quân đến thủ đô Bamako, đồng thời chờ đợi sự tham gia của lực lượng Tây Phi trong chiến dịch truy quét các phần tử nổi dậy khỏi miền Bắc Mali.

Máy bay Pháp tham gia chiến dịch không kích ở Mali. Ảnh: AP

Binh sĩ Pháp chuẩn bị lên đường đến thủ đô Bamako của Mali hôm 11-1. Ảnh: AP
Về phần ḿnh, người phát ngôn nhóm nổi dậy Ansar Dine thừa nhận họ bị tổn thất nặng nề trong cuộc giao tranh với lực lượng của Chính phủ Mali và Pháp nhưng thề sẽ tiếp tục cuộc chiến này. Người này tuyên bố: “Đây là cuộc thánh chiến. Chúng tôi sẵn sàng hy sinh cho cuộc chiến này”.
Giới phân tích cho rằng chiến dịch quân sự hiện nay của Pháp ở Mali đă làm xáo trộn kế hoạch can thiệp quân sự được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn. Theo kế hoạch ban đầu, một lực lượng 3.300 lính của các nước Tây Phi sẽ chỉ được triển khai vào tháng 9 năm nay do cần thời gian chuẩn bị về mặt hậu cần, tài chính và t́nh báo.
Tuy nhiên, sau khi Pháp không kích Mali, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) giờ đây phải chạy đua với thời gian để triển khai quân đến Mali. Sự vội vă này đă làm dấy lên những câu hỏi về sứ mệnh lâu dài của lực lượng này. Martin van Vliet, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu châu Phi ở Hà Lan, nhận định: “Một sự can thiệp vội vă vào lúc này không mang lại nền tảng vững chắc cho sứ mệnh. Nhưng việc không làm ǵ cả cũng là một lựa chọn tồi”.
Hầu hết nhà phân tích cho rằng việc đương đầu với vài ngàn tay súng trong một vùng sa mạc và đồi núi có diện tích cỡ bang Texas (Mỹ) là một thách thức lớn về mặt quân sự. Sẽ mất nhiều tháng để chiến dịch nói trên có thể đánh bật Al-Qaeda và các đồng minh của họ khỏi Mali.
Theo yêu cầu của Pháp, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong ngày 14-1 sẽ tiến hành cuộc họp bàn về t́nh h́nh Mali. Cả Liên Hiệp Quốc và Mỹ từng nhấn mạnh rằng một sứ mệnh được quốc tế hậu thuẫn ở Mali nên do người châu Phi chỉ huy và tiến hành, đồng thời đi cùng với nó là một tiến tŕnh chính trị nhằm mang lại ḥa b́nh cho đất nước này.
Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất ở Mali cho thấy sứ mệnh này hiện là “show diễn” người Pháp, ngay cả khi Tổng thống Francois Hollande tuyên bố Paris đang hành động theo khuôn khổ nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
P.Vơ (Theo Reuters, BBC, CNN)
Nguoilaodong