Chính phủ Philippines sẽ yêu cầu đại sứ quán nước này ở Bắc Kinh kiểm chứng thông tin những bản đồ mới về biển Đông trước khi đưa ra phản ứng chính thức
Bất chấp các nỗ lực xoa dịu t́nh h́nh trên biển Đông của các bên liên quan và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục khiến căng thẳng gia tăng bằng cách phát hành các bản đồ mới, trong đó lần đầu tiên in chi tiết hàng trăm đảo ở biển Đông. Động thái mới này càng làm lộ rơ mưu đồ thâu tóm toàn bộ biển Đông của Trung Quốc.
Quá tham lam
Giới truyền thông Trung Quốc cuối tuần rồi đưa tin các bản đồ theo dạng dọc nói trên có vẽ hơn 130 đảo lớn nhỏ tại biển Đông. Theo Cục Khảo sát, đo đạc và thông tin địa lư quốc gia Trung Quốc (NASMG), hầu hết các đảo trong số này chưa từng xuất hiện trong các bản đồ trước đó của nước này.
Không chỉ thâu tóm biển Đông, những bản đồ này c̣n in luôn quần đảo Senkaku đang do Nhật Bản kiểm soát, đe dọa khiến biển Hoa Đông thêm sóng gió giữa lúc Trung - Nhật đang bất đồng sâu sắc về chủ quyền quần đảo nói trên.
Theo Tân Hoa Xă, số bản đồ mới được xuất bản bởi tập đoàn xuất bản bản đồ Trung Quốc (Sinomaps Press), dự kiến sẽ phát hành rộng răi vào cuối tháng 1. Ngụy biện cho hành động ngang ngược này, ông Từ Căn Tài, giám đốc Sinomaps Press, ngang nhiên nói rằng những bản đồ trên sẽ “nâng cao hiểu biết của người Trung Quốc về lănh thổ quốc gia, bảo vệ quyền lợi hàng hải và các lợi ích biển của Trung Quốc, đồng thời thể hiện quan điểm ngoại giao chính trị của Trung Quốc”.

Sau khi cấp tập triển khai tàu hải giám ở biển Đông,
Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng bằng cách công bố bản đồ mới về vùng biển này. Ảnh: AP
Trên trang China.org.cn, cổng thông tin điện tử của chính phủ Trung Quốc, ngay lập tức đă xuất hiện khá nhiều b́nh luận chỉ trích động thái trên của Bắc Kinh. Một độc giả tên “intsik” phản ứng gay gắt: “Họ là những người tham lam nhất thế giới. Khi chưa ai nói về dầu ở biển Đông th́ Trung Quốc không đả động ǵ. Nay nước này lại đột ngột đ̣i chủ quyền tất cả”.
Trong khi đó, độc giả “david teng” nhận định: “Cho dù Trung Quốc có vẽ lại bản đồ bao nhiêu lần th́ sự thật vẫn vậy: các hành động bành trướng của Trung Quốc là không hợp pháp và đáng khinh… Các bên liên quan trên biển Đông, các quốc gia châu Á và nay là cả thế giới đă biết rơ bản chất của Trung Quốc. Cái giá mà Trung Quốc phải trả cho sự tính toán sai lầm nay cao hơn nhiều so với vài thùng dầu mà họ khai thác được ở biển Đông”.
Tương tự, một độc giả khác b́nh luận: “Đây dường như là một hành động leo thang nữa của Trung Quốc”. Theo độc giả này, những nước đang có tranh chấp lănh thổ với Trung Quốc cần “cảnh giác trước những nguy cơ của sự thỏa hiệp vô nguyên tắc”.
Philippines lo ngại
Lo ngại trước âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc, Chính phủ Philippines hôm 13-1 cho biết sẽ yêu cầu đại sứ quán nước này ở Bắc Kinh kiểm chứng thông tin về những bản đồ nói trên trước khi đưa ra phản ứng chính thức.
Trong khi đó, Nhật Bản chưa có b́nh luận ǵ về những tấm bản đồ đầy khiêu khích của Trung Quốc. Dù vậy, vấn đề tranh chấp lănh thổ ở biển Đông và biển Hoa Đông là những nội dung thảo luận chính trong chuyến công du các nước Philippines, Singapore, Brunei và Úc của Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida sắp tới.
Tại Úc, ông Kishida và ngoại trưởng nước chủ nhà Bob Carr hôm 13-1 nhất trí tăng cường hợp tác an ninh trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng khiêu kích trên biển. Theo hăng tin Kyodo, một thỏa thuận giữa 2 nước sẽ có hiệu lực trong năm nay, cho phép Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản và quân đội Úc chia sẻ thực phẩm, nhiên liệu và những hàng tiếp tế khác trong các chiến dịch.
Trước đó một ngày, Ngoại trưởng Kishida và người đồng cấp Brunei Mohamed Bolkiah đă bàn chuyện biển Đông và quần đảo Senkaku. Do Brunei cũng là một trong những nước có tranh chấp lănh thổ ở biển Đông nên ông Kishida cho rằng cách thức ứng phó với Trung Quốc là một vấn đề chung của cả hai nước. Ngoại trưởng Brunei Mohamed Bolkiah nhấn mạnh sự cần thiết phải tiến hành các cuộc thương thảo ḥa b́nh.
Đài Loan “hùa theo Trung Quốc” ở biển Đông
Tô Trinh Xương, Chủ tịch Đảng Dân chủ tiến bộ Đài Loan (DPP), vừa lên tiếng chỉ trích chính sách biển đảo của chính quyền ḥn đảo này. Báo Taipei Times dẫn lời ông Tô Trinh Xương của Đài Loan cho rằng Quốc dân đảng cầm quyền và nhà lănh đạo Mă Anh Cửu đang hùa theo Trung Quốc trong chính sách biển đảo, làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây đă lên tiếng phản đối và yêu cầu phía Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch thăm ḍ dầu khí phi pháp tại vùng biển xung quanh đảo Ba B́nh thuộc chủ quyền của Việt Nam. |
HOÀNG PHƯƠNG
Nguoilaodong