Biết vợ bị công an giữ xe máy trên phường, anh Hải hỏi: ‘Khi nào em lấy được xe về?’, vợ anh phẩy tay bảo: ‘Khỏi lấy, em mua xe khác đi cho sướng’. Tiếc chiếc xe tay ga mới đi được đầy năm, anh Hải phản đối nên bị vợ chê: ‘Người hay xót của như anh th́ không khá lên nổi’.
Anh Hải (31 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) kết hôn được hơn năm và chưa có con. Vợ anh kém anh 6 tuổi, đang làm quản lư bán hàng cho một hăng ôtô lớn. Dạo gần đây, vợ anh mới lên chức, thu nhập khá, lại chung vốn mở một nhà hàng nhỏ với ông anh họ. Công việc kinh doanh của nhà hàng đang phát đạt nên anh thấy vợ “phất” lên trông thấy. Tuy nhiên điều làm anh khó chịu là từ khi tiền kiếm được nhiều và dễ th́ vợ anh hay “tỏ vẻ” rồi tiêu xài phung phí, bỏ ngoài tai những lời góp ư của chồng.
Vợ anh hay chép miệng với họ hàng, bạn bè là: “Tháng kiếm được có mấy chục triệu đồng làm sao đủ sống trên cái đất này”. Sau đó, biết ai đi làm lương thấp là vợ anh kêu: “Lương thế th́ làm làm ǵ cho mệt. Bỏ đi, t́m chỗ khác!”. Vợ anh c̣n “mạnh miệng” hứa xin việc cho người nọ - người kia với công việc ngon, lương tốt nhưng rốt cục cho đến giờ vẫn chưa xin được việc cho ai.
Cuối tuần trước, một cô bạn thân của vợ anh Hải đến hỏi vay tiền để trả nợ. Anh vốn không ưa cô này v́ ham chơi, lười làm lại đang kinh doanh cafe thua lỗ, kéo vợ vào pḥng riêng, nhắc vợ bảo bạn tới chỗ khác vay. Nhưng vợ anh nhăn mặt bảo: “Chỗ bạn bè, anh tính toán tiền bạc làm ǵ cho mất t́nh cảm”. Xong, vợ anh đưa cho bạn vay 50 triệu đồng (dù bạn chỉ hỏi vay 30 triệu), c̣n hẹn khi nào trả cũng được, nếu thiếu lại đến đây mà vay, tiền không thiếu. V́ chuyện này, vợ chồng anh Hải lục đục cả tuần. Anh lo vợ không biết tiết kiệm, rồi có lúc sa cơ, không c̣n kiếm được nhiều tiền nữa th́ biết lấy ǵ sinh sống, nuôi con. Trong khi vợ anh cho rằng anh chỉ lo hăo, đời sống là phải biết hưởng thụ, chết đói thế nào được mà lo.
Lo v́ vợ phung phí khi nhiều tiền
Ngày nay không ít chị em phụ nữ có cơ hội và khả năng kiếm tiền giỏi giang hơn chồng. Từ đó họ khá thoải mái và rất thoáng trong tiêu xài, nhất là những người không khéo léo và biết cân bằng trong chi tiêu. Đáng chú ư là ở nhóm phụ nữ kiếm được tiền dễ, nhanh và nhiều nên nảy sinh tâm lư hưởng thụ hoặc ít coi trọng đồng tiền, không biết xót của và cũng không có tính lo xa khiến người chồng buồn ḷng.
Đối với những người vợ kiểu này, họ sẵn sàng bỏ ngoài tai những lời góp ư của chồng, thậm chí c̣n quay sang trách ngược chồng là đàn ông mà tính toán từng đồng, ky bo khi vợ sắm sửa, làm đẹp… Người vợ có suy nghĩ là v́ tiền ḿnh kiếm được nên ḿnh có quyền tự do tiêu theo ư ḿnh, từ đó làm cho người chồng có tâm lư bị coi thường, rồi nảy sinh tự ái, gia trưởng cấm đoán vợ chuyện này – chuyện khác.
Trong hôn nhân, chuyện tiền nong luôn là một vấn đề tế nhị và không dễ dung ḥa, nếu vợ chồng không cố gắng thông cảm, thay đổi để ḥa hợp. Một người vợ tiêu pha quá tay sẽ luôn lục đục với một người chồng biết tiết kiệm và ngược lại. Tuy nhiên kể cả khi hai vợ chồng đều tiêu quá tay th́ cũng không hẳn sẽ hạnh phúc v́ mạnh ai nấy tiêu, tiền ai nấy xài, đến khi không có khoản tiết kiệm nào lại quay sang hục hặc với nhau… Chưa kể, khi có tiền th́ tâm lư, thói quen sinh hoạt, thậm chí là tính cách con người cũng bị tiền “chi phối”. Ví dụ người ta nghĩ ḿnh nhiều tiền th́ sẽ “ở trên”, coi người khác “thấp kém” rồi có tâm lư coi thường, nhất là với người đang chung sống với ḿnh. Có người v́ “sĩ” nên rất hào phóng với người ngoài nhưng người trong nhà ḿnh th́ giữ… bo bo như sợ vợ (chồng) tiêu mất…
Bởi thế một khi người vợ (người chồng) kiếm được nhiều tiền th́ trước khi sung sướng mang tiêu xài nên học cách sử dụng và trân trọng đồng tiền trước đă. Tiếp đến là bàn bạc với người bạn đời để có kế hoạch chi tiêu cho hợp lư. Tránh tư tưởng tiền ḿnh th́ ḿnh có quyền tiêu mà bỏ qua ư kiến cũng như cảm xúc của bạn đời.
Theo Mevabe