Trung Quốc ngày càng quả quyết hơn tới vị trí siêu cường. Quân đội nước này đă phát triển ổn định những năm gần đây và không có dấu hiệu dừng lại - tờ IBTimes (Mỹ) viết.
|
Ảnh: crisisboom |
Tuy Trung Quốc vẫn c̣n kém Mỹ về khả năng khuếch trương sức mạnh quân sự ở nước ngoài, nhưng họ có thể sớm trở thành đối thủ đáng ngại trong lĩnh vực không gian. Theo rất nhiều thông tin truyền thông, Trung Quốc đang dự kiến thử nghiệm hệ thống đánh chặn tên lửa quốc gia mà họ gọi là tên lửa chống vệ tinh (ASAT). Tên lửa này có thể đe dọa các vệ tinh của Mỹ, trong đó có những vệ tinh được sử dụng cho hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
Năm 2007, Trung Quốc đă tiến hành một vụ thử nghiệm tên lửa ASAT không báo trước. Vụ thử thành công và tiêu diệt được một vệ tinh thời tiết, đồng thời tạo ra hàng chục ngàn mảnh vỡ kim loại mà các quan chức Mỹ nói sẽ đe dọa các vệ tinh và những nhà du hành vũ trụ trong 100 năm.
Các cơ quan t́nh báo Mỹ đă chuẩn bị sẵn sàng và theo dơi sát sao các cơ sở, động thái từ Trung Quốc, đặc biệt sau vụ việc 2007. Tên lửa chống vệ tinh mới, có tên gọi Dong Ning-2 (DN-2), được cho là hiện đại hơn, có khả năng đạt tới tầm cao hơn trong không gian so với tên lửa ASAT 2007. Nó có thể tiêu diệt các vệ tinh tại quỹ đạo tầm cao trái đất.
DN-2 c̣n được cho là có thể khống chế các vệ tinh phục vụ cho mục đích hàng hải, thông tin, hay t́nh báo của Mỹ bằng cách va chạm với chúng ở tốc độ cao. Đây là mối đe dọa đặc biệt với lực lượng t́nh báo Mỹ v́ sự phụ thuộc lớn vào hoạt động của vệ tinh cũng như với quân đội Mỹ nói chung.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc không xác nhận cụ thể việc thử tên lửa cũng như thời điểm xảy ra, nhưng thừa nhận rằng, nó sẽ phù hợp với các mục tiêu của Trung Quốc. “Trung Quốc cần có khả năng tấn công các vệ tinh của Mỹ. Việc ngăn chặn này có thể cung cấp sự bảo vệ chiến lược cho các vệ tinh của Trung Quốc và toàn bộ hệ thống an ninh quốc gia", tờ báo nhấn mạnh.
Những nỗ lực phát triển của Trung Quốc hướng tới một siêu cường quân sự đă gây ra quan ngại lớn trong khu vực. Nhiều quốc gia châu Á đang có không ít căng thẳng với Trung Quốc xung quanh tranh chấp lănh thổ và những lư do khác.
Năm 2012, giữa lúc tranh chấp với Nhật về chủ quyền với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và Mỹ công bố chiến lược trục xoay châu Á, Trung Quốc đă không ngừng khuếch trương sức mạnh quân sự như thử nghiệm bay thành công máy bay chiến đấu J-15 - dựa trên thiết kế của Nga nhưng trang bị thêm vũ khí và công nghệ rađa.
Một cột mốc khác trong phát triển hàng không vũ trụ Trung Quốc là phóng phi thuyền có người lái thứ tư vào không gian hoàn tất trong mùa hè 2012 với sự tham gia của nữ phi hành gia đầu tiên nước này. Kể từ đó, mục tiêu có một trạm không gian năm 2020 mà Trung Quốc đặt ra dường như không nằm ngoài tầm với.
Máy bay chiến đấu J-15 cũng đă thực hiện bài tập cất và hạ cánh thành công trên boong tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh của nước này, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chương tŕnh phát triển tàu sân bay đầy tham vọng của hải quân Trung Quốc. Theo giới phân tích, với động thái này, hải quân Trung Quốc sẽ sớm có thể chính thức đưa tàu sân bay đầu tiên vào trực chiến. Vấn đề c̣n lại chỉ là yêu cầu đủ số lượng máy bay trực thăng, tiêm kích hạm, máy bay cảnh báo sớm trang bị trên tàu.
Cùng với thời điểm phóng Thần Châu 9 vào vũ trụ, siêu tàu lặn Giao Long đă chinh phục độ sâu 7km ở Thái B́nh Dương.
Dù có hoặc không vụ thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh trong tháng này, sự phát triển của quân đội Trung Quốc là một thực tế. Về mặt nhân sự, họ là quân đội lớn nhất thế giới. Cùng với việc liên tục mở rộng các lực lượng hải quân, bộ binh và không quân, th́ quốc gia này sẽ tiếp tục là lực lượng trỗi dậy mà không chỉ khiến duy nhất nước Mỹ phải chú tâm.
Thái An (theo IBTimes)
VietNamNet