(ĐVO)- “Thông tư 30 của Bộ Y tế không thể thực hiện được, hay nói đúng hơn nó chỉ khả thi trên giấy tờ”.
Ai cũng hiểu An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề nhức nhối trong xă hội hiện nay nên Bộ Y tế mới ngẫm nghĩ và cho ra đời Thông tư 30 dự kiến có hiệu lực vào ngày 20/1 tới. Mục tiêu th́ quá tốt nhưng liệu có khả thi?
Mất an toàn vệ sinh thực phẩm là điều nhức nhối trong xă hội hiện nay. Nhưng nếu chỉ bắt những người bán hàng ăn phải “chấp hành” nghiêm ngặt mọi quy định th́ chưa đủ.
Thứ nhất, bởi ăn uống vỉa hè từ lâu đă là thói quen không thể bỏ được của người dân Việt Nam v́ sự tiện lợi và giá cả phù hợp với nhu cầu đại đa số người tiêu dùng Việt Nam. Chính v́ thế, các quán ăn vỉa hè mọc lên ngày một nhiều. Có thể vệ sinh ở đó chưa đảm bảo, nhưng cái chính là người tiêu dùng họ chấp nhận được, và ở đó cung- cầu gặp nhau. Cả người bán và người mua đều được thỏa măn.
Thứ 2, bán hàng ăn vỉa hè c̣n là nơi tạo công ăn việc làm cho không biết bao nhiêu con người. Giúp họ ổn định cuộc sống. Nên chắc chắn, họ không thể từ bỏ được công việc của ḿnh v́ bất cứ lư do ǵ. Nhất là khi mà chúng ta không có đủ điều kiện tạo công ăn việc làm cho họ.
Ở góc độ một người dân b́nh thường nói về tính khả thi của Thông tư 30, anh Nguyễn Văn Thành, quận Long Biên, Hà Nội cho rằng: Mất an toàn vệ sinh thực phẩm là điều nhức nhối trong xă hội hiện nay. Nhưng nếu chỉ bắt những người bán hàng ăn phải “chấp hành” nghiêm ngặt mọi quy định th́ liệu có đủ không?
Khi mà những phụ gia thực phẩm vẫn được bày bán ở khắp các chợ, tạp hóa ở mọi nơi trên đất nước. Tôi nghĩ, muốn bảo vệ người dân khỏi những dịch bệnh, chúng ta nên bắt đầu từ việc quản lư thị trường, quản lư thuốc bảo vệ thực vật để những sản phẩm này không c̣n tồn tại và không c̣n được sử dụng tràn lan rồi mới tính đến chuyện bắt người bán hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về an toàn thực phẩm.
Anh Thành cũng khẳng định, nói đến chuyện an toàn thực phẩm bây giờ là “hơi sớm” khi mà chúng ta không thể quản lư được những phụ gia thực phẩm bày bán tràn lan. Anh cũng đưa ra băn khoăn, với tính trạng này th́ các khách sạn 4-5 sao chưa chắc đă đảo bảo vệ sinh chứ nói ǵ đến quán ăn vỉa hè.
Chị Hà Thị Mận, Gia Lâm, Hà Nội th́ cho rằng những quy định đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố được nêu tại Thông tư 30 như cần có bàn ghế, giá tủ để bày thức ăn đồ uống và phải cách mặt đất ít nhất 60 cm; thức ăn phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo đảm vệ sinh là khó thực hiện.
Bởi những người bán hàng ăn hè phố hiện nay đa số không ngồi một chỗ cố định mà họ thường di chuyển, v́ thế không thể mang được đầy đủ những dụng cụ đi kèm. Hơn nữa, đa số họ vừa lo bán lại vừa lo “chạy” v́ sợ công ăn đuổi th́ không thể mang theo tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh được.
Không biết chừng, Thông tư 30 của Bộ Y tế không những không làm cho thức ăn đường phố vệ sinh hơn mà c̣n sinh ra những tiêu cực khi mà “yêu cầu” về nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói,… phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rơ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định, ông Lê Văn Ḥa, phường Đức Giang, Hà Nội đặt câu hỏi.
Tân B́nh - ĐấtViệt