Trước thông tin do ông Trần Trọng Dực nói về chuyện chạy công chức không dưới 100 triệu đồng và cả chỗ chạy “là trưởng pḥng nội vụ các quận huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền "chạy" của các thí sinh để đỗ công chức”, chúng tôi đă có cuộc tṛ chuyện với một số cán bộ nguyên là trưởng pḥng nội vụ của một số quận huyện trên địa bàn Hà Nội.
Ông Chu Trọng Tư – Nguyên Trưởng pḥng Nội vụ quận Hai Bà Trưng, HN nói: “Thời tôi làm, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng không có hiện tượng chạy công chức. Ông Dực nói như vậy th́ chắc là ông ấy đă nắm giữ thông tin ǵ đó.
|
Đại biểu Trần Trọng Dực, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội: Đầu mối chạy vào công chức các quận, huyện chính là trưởng pḥng nội vụ của các quận huyện. Số tiền chạy vào không dưới 100 triệu đồng một suất (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Việc "chạy" để được thi và đỗ công chức có thể có nhưng theo tôi, nếu có th́ việc này do cán bộ tham mưu chứ cán bộ ở cấp trưởng pḥng th́ có khi cũng không dám làm vậy. Việc "chạy" công chức như vậy sẽ làm sai lệch kết quả thi công chức và sẽ không đi đúng mục đích là tuyển chọn người tài cho nền hành chính nhà nước
Nói về những lỗ hổng trong việc thi công chức để các cán bộ có thể lợi dụng ḥng tư lợi, ông Tư cho biết: “Khi thông tin tuyển dụng công chức các ngành bị ṛ rỉ th́ những người muốn "chạy" công chức sẽ lo “chạy” các cửa để có thể được thi.
Khi thi có một hội đồng, có một lỗ hổng lớn là nếu ḿnh làm không chặt chẽ, không mang tính tập thể th́ có thể những người trong hội đồng thi có thể để lọt thông tin ra ngoài. Lúc đó, người muốn đỗ chức sẽ t́m cách “chạy”. Trong việc này, cán bộ làm công tác tham mưu phải chịu trách nhiệm.
Đối với lỗ hổng trong ôn thi và chấm thi, những người muốn đỗ công chức sẽ cố gắng t́m hiểu các thành viên hội đồng chấm thi và các thầy dạy để “chạy” sao cho ḿnh trúng. Khi đó sẽ có một số kư hiệu đặc biệt mà người thi đă đánh dấu cho người chấm bài biết được bài của ḿnh đâu để được chấm ưu ái hơn bài khác.
Như vậy, để chạy được công chức th́ phải có một đường dây. Người muốn chạy th́ sẽ liên hệ với cán bộ phụ trách và được cung cấp các thông tin: về chỉ tiêu tuyển dụng, tài liệu và các phần phải ôn trước khi thi… Bằng cách này, những người yếu kém nhưng có tiền th́ sẽ đỗ công chức, c̣n người có tài thực sự mà không có tiền th́ sẽ bị trượt”.
Khi nghe việc như ông Dực nói tôi rất là buồn v́ đó là ngành mà tôi đă từng làm việc. Những cán bộ mà tham gia vào chuyện chạy công chức là đă làm mất hết phẩm chất đạo đức của họ. Và những “con sâu” đó đă làm hoen ố cả ngành nội vụ”.
Có cùng quan điểm với ông Tư, bà Nguyễn Thị Bích – Nguyên trưởng pḥng Nội vụ quận Hoàng Mai, HN cho biết thời kỳ bà c̣n đương chức th́ không có chuyện chạy công chức bởi công tác từ thông báo các thông tin tuyển dụng cho đến việc lập hội đồng thi và chấm thi đều được thực hiện một cách rất nghiêm ngặt.
Bà Bích cũng tiết lộ về việc có một số lần bà đă nhận được các cuộc điện thoại nhờ vả của một số người về việc "chạy" công chức. Tuy nhiên, sau nhiều lần bà từ chối thẳng thừng, những người khác cũng không c̣n gọi điện thoại đến để nhờ bà nữa.
Bà Bích nói về tiêu cực do ông Dực nêu ra: “Tôi cũng rất buồn nếu có sự việc đúng như ông Dực nói. Thực chất của việc thi công chức là để tuyển dụng những người giỏi, có năng lực vào bộ máy hành chính nhà nước. Nhưng việc “chạy” công chức đă làm cho ư nghĩa ban đầu của cuộc thi công chức bị mất đi”.
Cũng về vấn đề này, trao đổi với chúng tôi, một nguyên trưởng pḥng Nội vụ quận Cầu Giấy xin giấu tên cho rằng: “Tôi nghĩ là việc như bác Dực phản ánh là có thể có ở một số nơi. Lỗ hổng trong thi công chức chủ yếu nằm ở khâu chấm thi dù người thi không biết người chấm thi ḿnh là ai. Ngoài ra c̣n có lỗ hổng ở chỗ công khai thông tin về cuộc thi: tiêu chuẩn, thời hạn nhận hồ sơ…”.