Suốt 20 năm qua, dấu hiệu cho cuộc cuộc đối đầu lớn nổi nên rơ nét khi cả Ấn Độ và đối thủ tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí hạt nhân.
(ĐVO) Cuộc đối đầu này có thể so sánh phần nào với quan hệ Liên Xô và Mỹ trước đây. Trong khi đó, Ấn Độ và Pakistan chưa kư Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Theo thông tin mới nhất, Pakistan là quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân và có nhiều hơn Anh và Ấn Độ về số đầu đạn.
Hiện quốc gia này tiếp tục xây dựng tổ hợp nhà máy thứ tư Kushab sản xuất plutonium phục cho các vũ khí có sử dụng vũ khí hạt nhân. Dự kiến, Pakistan sẽ có khoảng 100 đầu đạn hạt nhân chiến lược trong tương lai.
Bên cạnh đó, Pakistan có những bước tiến đáng kể trong việc chế tạo tên lửa đạn đạo mới tầm trung thông qua sự hỗ trợ của Trung Quốc và một quốc gia đối tác khác. Trung Quốc là quốc gia hỗ trợ chính Pakistan về lĩnh vực này, bởi lẽ Bắc Kinh luôn coi Ấn Độ là một đối thủ trong khu vực. Bên cạnh đó Trung Quốc c̣n tiến hành nhiều chương tŕnh hỗ trợ quân sự khác bao gồm máy bay, tên lửa, sản xuất xe tăng và nhiều vũ khí khác.
Đối với người dân Pakistan, họ luôn ủng hộ các chương tŕnh hạt nhân của chính phủ, gồm cả các chương tŕnh vũ khí hạt nhân v́ họ cho rằng đó là công cụ và là sức mạnh để duy tŕ nền độc lập, bảo đảm sự thống nhất và toàn vẹn lănh thổ Pakistan.
Pakistan đang triển khai các loại vũ khí hạt nhân trên khắp quốc gia, liên tục tăng khối lượng sản xuất vật liệu hạt nhân và làm giàu uranium cũng như thành lập các tổ hợp công nghiệp chế tạo plutonium. Ngoài ra, Pakistan c̣n xây dựng kế hoạch nâng cấp tên lửa đạn đạo loại vừa, nhỏ và tên lửa tầm xa.
|
Bệ phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Pakistan.
|
Trong khi đó, giới lănh đạo New Delhi luôn coi chương tŕnh hạt nhân và chạy đua vũ trang của Pakistan chính là một phần kế hoạch chiến lược hay c̣n gọi là “ṿng vây địa chính trị” mà Trung Quốc giăng ra đối với Ấn Độ. Thậm chí, một số dự đoán c̣n cho rằng, Trung Quốc sẽ tấn công Ấn Độ vào năm 2017.
V́ vậy, Ấn Độ buộc phải thiết lập và triển khai các hệ thống pḥng thủ tên lửa. Cả hai nước đang tích cực tăng cường số lượng vũ khí hạt nhân, khối lượng sản xuất tên lửa hành tŕnh và nâng cao độ chính xác vũ khí hạt nhân vào các mục tiêu trong yếu trên lănh thổ đối phương.
Tất cả những dấu hiệu này cho thấy cả Ấn Độ và Pakistan đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hủy diệt.
Nguyên nhân sâu xa
Pakistan và Ấn Độ trước đây cùng thuộc nên văn minh Ấn Độ, cùng chung sống khá hoà b́nh dù cũng có những cuộc xung đột xảy ra giữa các phe phái của chính quyền.
Tuy nhiên, khi rời khỏi thuộc địa này, Anh áp dụng chính sách “chia để trị” khiến xung đột và bạo lực nổ ra liên miên, từ đó đă chia rẽ sâu sắc Pakistan và Ấn Độ.
|
Ngày 1/9/1965, quân đội Pakistan mở cuộc tấn công lớn bằng xe tăng vào khu vực Jammu và Kashmir của Ấn Độ.
|
Vào năm 1947, “Ấn Độ thống nhất” được chia thành hai phần, Ấn Độ ngày nay và Pakistan gồm khu vực phía tây bắc Punjab, Sindh, tỉnh Baluchistan, khu vực Đông Pakistan, khu vực Đông Bengal (nay thuộc Bangladesh) với một dân số pha trộn.
Các tầng lớp người Ấn Độ và Pakistan bắt đầu có những cuộc xung đột, đầu tiên thông qua một nhóm tự phát, sau đó có cả sự tham gia của lực lượng vũ trang hai nước. Cuộc đối đầu đầu tiên giữa Ấn Độ - Pakistan xảy ra vào năm 1947. Sau đó hiệp ước đ́nh chiến được kư kết vào tháng 7/1949, hậu quả để lại sau cuộc chiến này là cái chết của khoảng một nửa triệu người và cuộc di cư của khoảng 17 triệu người. Sau chiến tranh Ấn Độ đă chiếm lại 2/3 lănh thổ của Ấn Độ trước đây.
Cuộc chiến lịch sử năm 1965
Chính quyền Pakistan không chấp nhận với sự mất mát này, năm 1965 họ đă lên kế hoạch đ̣i lại những vùng lănh thổ đă mất. Kết quả Ấn Độ - Pakistan lại bắt đầu cho cuộc chiến thứ hai vào tháng 8/1965, thời điểm diễn ra giao tranh ác liệt vào mùa xuân năm 1965 tại khu vực biên giới Kachsky Rann.
Sau đó Pakistan đă bắt đầu gửi t́nh báo xâm nhập vào lănh thổ Ấn Độ để theo dơi và chuẩn bị một cuộc chiến tranh du kích chống lại chính phủ Ấn Độ (chiến dịch này mang tên Gibraltar). Ngày 1/9/1965 Pakistan lại bắt đầu một cuộc chiến tranh toàn diện tấn công vào lănh thổ Ấn Độ.
Các lực lượng không quân Pakistan đă ném bom vào các thành phố và các trung tâm công nghiệp của Ấn Độ. Một trong những trận đánh nổi tiếng nhất đă trở thành niềm tự hào quân đội Pakistan đó là trận đánh của sư đoàn tăng số 1 của Pakistan tại thành phố Amritsar.
Cuộc chiến tiếp tục kéo dài khiến Mỹ và NATO đă áp dụng lệnh cấm vận vũ khí đối với cả Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên, Liên Xô lại coi Ấn Độ là một đồng minh và hỗ trợ về vũ khí cho Ấn Độ, c̣n Pakistan lại nhận được sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc. Sau cuộc chiến, các nước bị mất hàng trăm xe tăng, hàng chục máy bay và khoảng 5 ngàn người chết.
Cuộc chiến chỉ kết thúc sau khi có sự hoà giải của chính quyền Anh thông qua một thỏa thuận ngừng bắn, vào năm 1969. Cuộc xung đột này đă chứng minh rằng quân đội Pakistan mạnh hơn Ấn Độ.
|
Sơ đồ cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1971.
|
Các cuộc chiến tiếp tục nổ ra về sau, như cuộc chiến vào năm 1971, tiếp đó là trận chiến nổ ra vào ngày 26/3/1976.
Đây cũng được cho là một cuộc chiến đẫm máu, cuộc chiến đă cướp đi sinh mạng của khoảng 3 triệu người và khoảng 9 triệu người dân Ấn Độ phải tị nạn.
Các cuộc chiến khác tiếp tục kéo dài cho đến tận năm 2003 hai bên mới kư hiệp ước đ́ch chiến, các cuộc giao tranh chủ yếu diễn ra ở khu vực biên giới Ấn Độ và Pakistan.
Tuy nhiên các vấn đề về xâm phạm lănh thổ thường xuyên diễn ra ngay sau đó, điển h́nh là việc một đơn vị quân đội của Pakistan với sự tham gia của các binh sỹ Afghanistan và quân nổi dậy Kashmir đă xâm nhập khu vực Kargil thuộc lănh thổ Ấn Độ khoảng 200m.
Tiếp đó là vụ 100 binh lính của Pakistan đă xâm phạm biên giới và giết chết một số binh lính của Ấn Độ đồn trú tại khu vực biên giới. Các động thái của hai bên, ngày càng làm gia tăng thêm căng thẳng giữa hai nước, và nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mới là điều khó tránh khỏi.
|
Ấn Độ luôn theo dơi các mục tiêu, các căn cứ hạt nhận của Pakistan.
|
Chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mới
Hiện nay, chính quyền Pakistan đang quan tâm hơn đến việc giữ quyền kiểm soát đất nước, trong khi lực lượng Hồi giáo cực đoan ngày càng tăng.
Ấn Độ luôn theo dơi t́nh h́nh ở Pakistan và sẵn sàng can thiệp nếu ở Pakistan nổ ra một cuộc nội chiến.
Bên cạnh đó, thời gian gần đây Ấn Độ tích cực tăng cường phát triển tiểm lực quốc pḥng mua sắm và thử nghiệm nhiều vũ khí hiện đại chuẩn bị cho cuộc đối đầu với hai mặt trận Pakistan và cả Trung Quốc.
Vũ khí hạt nhân của Ấn Độ cũng chính là một công cụ răn đe. Những thành tựu về chương tŕnh hạt nhân Ấn Độ thực sự là một phản ứng song song không chỉ răn đe Pakistan mà c̣n ngầm đáp trả chương tŕnh vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Theo nhận định của các chuyên gia Ấn Độ, với những vũ khí và sức mạnh quân sự Ấn Độ hiện có là quá đủ để đẩy lui Pakistan. Những loại tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân trang bị cho Không quân Ấn Độ có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào ở Pakistan.
C̣n đối với việc kiềm chế Trung Quốc, Ấn Độ cần phải phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược mạnh hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia quân sự nước này cho biết, Pakistan đă sẵn sàng sử dụng những vũ khí hạt nhân đầu tiên.
Nam Hoàng (theo Topwar)