Về vụ tàu đánh cá của Trung Quốc làm đứt cáp của tàu B́nh Minh 02, TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: Ông không bất ngờ những động thái kiểu này của Trung Quốc.
Về vụ tàu đánh cá của Trung Quốc làm đứt cáp địa chấn của tàu B́nh Minh 02 (thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN - PVN) ngày 30.11, trao đổi với PV NTNN, TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: Ông không bất ngờ những động thái kiểu này của Trung Quốc.
TS Trục phân tích, sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 và đặc biệt là sau diễn biến tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 tại Phnom Penh (Campuchia) vừa kết thúc tháng 11.2012, tất cả đều thấy rơ phía Trung Quốc đang tăng cường thực hiện rất nhiều hoạt động sai trái trong mọi lĩnh vực: Đó là việc in h́nh bản đồ đường lưỡi ḅ lên hộ chiếu của họ, trước đó là thành lập TP. Tam Sa, rồi xuất bản tập bản đồ về thành phố này…
Cáp thu nổ địa chấn của tàu B́nh Minh 02 bị tàu cá Trung Quốc cắt đứt ngày 30.11.
Họ cũng cho phép tỉnh Hải Nam quản lư thành phố này, đưa ra các quy định có quyền kiểm tra, kiểm soát, trục xuất các tàu thuyền của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển này. Trung Quốc cũng đẩy mạnh các hoạt động thăm ḍ dầu khí, đưa tàu cá xuống vùng Biển Đông…
“Những điều này chắc chắn đă được Trung Quốc tính toán rất kỹ lưỡng cả trên phương diện pháp lư và thực tế. Hàng loạt hành động này xảy ra rơ ràng không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà đều là những tính toán có bài bản, có kế hoạch tác chiến hẳn hoi” - TS Trục đánh giá.
TS Trục nói, ông không ngạc nhiên bởi trước đó, Trung Quốc đă từng “che mắt” các nước trong khu vực với những ngôn từ hết sức nhă nhặn:
“Trung Quốc sẵn sàng làm mọi việc để tất cả cùng ngồi lại đàm phán ḥa b́nh, đưa ra những bộ quy tắc ứng xử làm cơ sở giải quyết những tranh chấp, để những tranh chấp này không bùng nổ và làm rối thêm t́nh h́nh”. Thế nhưng ngay sau đó, họ lại đổ tội cho các nước thành viên ASEAN là “không tuân thủ DOC nên Trung Quốc chưa thể ngồi vào bàn đàm phán” (?!).
“Chúng ta không thể hy vọng vào thiện chí của họ mà ngay lúc này phải có những ứng xử phù hợp, đảm bảo cho sự đoàn kết, hợp tác và tinh thần của việc đàm phán ḥa b́nh, giải quyết tranh chấp theo đúng nguyện vọng của các nước trong khu vực và thế giới” - TS Trục nhận định.
Về phía Việt Nam, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho rằng, rơ ràng Việt Nam trước sau vẫn khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam luôn có thái độ phản đối bất kỳ hành động nào, kể cả quân sự nhằm gây căng thẳng thêm t́nh h́nh trên Biển Đông.
Những hành động vừa rồi của Trung Quốc là một câu trả lời rơ ràng: “Xin thưa rằng, dự thảo về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông mà các ngài hy vọng, chúng tôi nghĩ c̣n lâu lắm”. V́ mấu chốt của vấn đề, có đàm phán được với nhau không chính là “đường lưỡi ḅ”. Nếu không thống nhất được vấn đề này th́ khó đi đến thành công” - TS Trục nói.
Hải Phong (ghi)