Đó là nhận định đầy trăn trở của NSƯT Lê Chức (Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN) về sự rối ren trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật những năm gần đây.
Phát biểu tại Hội nghị phổ biến Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, ngày 5/10/2012 của Chính phủ và lấy ư kiến góp ư cho dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định quy định về biểu diễn nghệ thuật, tŕnh diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành kinh doanh bản ghi âm, ghi h́nh ca múa nhac, sân khấu vừa tổ chức sáng nay, 27/11 tại Hà Nội, nghệ sĩ Lê Chức tỏ ra bức xúc trước hiện trạng các siêu sao, các veddete hiện nay cứ tự động xuất hiện. Và chính lực lượng ấy lại đang lũng đoạn t́nh h́nh biểu diễn nghệ thuật những năm gần đây.
Ông cũng cảm thấy tiếc nuối bởi người nghệ sĩ đáng lẽ phải được tôn trọng th́ lại trở thành đề tài lùm xùm không đáng có của dư luận.
Nghệ sĩ Lê Chức cũng không quên nhắc lại trường hợp gần đây nhất là vụ việc Đàm Vĩnh Hưng "khóa môi" nhà sư bị phạt 5 triệu đồng. "Phạt thế nào cũng không đủ. Cái mà chúng ta không phạt được là làm hoen ố h́nh ảnh của các nghệ sĩ chân chính trong ḷng một bộ phận công chúng", ông chia sẻ.
"Tôi không hiểu tại sao sau sự cố như vậy mà h́nh ảnh quảng cáo cho sô diễn Đàm Vĩnh Hưng vẫn tràn ngập phố phường Hà Nội với đôi bàn tay chiến thắng như đứng trên tất cả các nghệ sĩ khác?", ông nói và cho biết, phạt là điều chỉnh hành vi chứ không phải để quảng cáo thêm cho người bị phạt, để người bị phạt cát xê lại cao hơn.
Đêm diễn gây sóng gió của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng
Theo ông, người nghệ sĩ trước hết phải là người công dân, phải sống và làm việc theo luật pháp, Hiến pháp. Việc ban hành Nghị định 79 là điều hết sức đáng mừng nhưng để văn bản luật áp dụng trong thực tế đời sống lại là điều hoàn toàn không đơn giản.
Một trong những vấn đề gây tranh căi nhiều nhất trong những quy định của Nghị định 79 là thời hạn cấp phép. Ông Phạm Đ́nh Thắng, Cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH,TT&DL) cho biết, Nghị định mới băi bỏ giấy tiếp nhận biểu diễn, đồng thời quy định đơn vị cấp phép nếu không đồng ư th́ sau 2 ngày nhận hồ sơ phải có văn bản trả lời cho các đơn vị tổ chức biểu diễn.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Trực, Trưởng pḥng quản lư nghệ thuật Sở VH,TT&DL Hà Nội, thời gian 2 ngày là khó thực hiện. Theo ông, thực tế một bộ hồ sơ sẽ nộp qua bộ phận một cửa, ở đó sẽ phân loại hồ sơ, tŕnh cho trưởng bộ phận kư rồi chuyển lên pḥng chuyên môn. Sau khi trưởng pḥng chuyên môn kư, duyệt sẽ chuyển lên cho Phó Giám đốc, Giám đốc Sở kư duyệt. Kư xong lại chuyển trở lại bộ phận một cửa.
Ông Trực cho rằng một quy tŕnh như thế mà chỉ có 2 ngày th́ không phù hợp. "V́ một lănh đạo Sở không thể chỉ ngồi ở nhà kí văn bản. Mà một ngày chúng tôi tiếp nhận mấy chục bộ hồ sơ. Tôi kiến nghị nên giăn thời gian 5 ngày cho hợp lư", ông Trực đưa ư kiến.
Đồng quan điểm này, NSND Mai Tư, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Thanh Hóa cũng cho rằng, quy định 2 ngày trả lời hồ sơ cấp phép là không khả thi. Ông lấy dẫn chứng, bản thân ông, đi dự một cuộc họp như thế này ở Hà Nội đă mất 3 ngày. Như thế là chưa về nhận hồ sơ đă mất 3 ngày, chưa kể c̣n nhiều mặt khác như ở nhiều địa phương hiện nay không có cán bộ chuyên trách bộ phận này, tất cả đều kiêm nhiệm nên ai cũng phải tranh thủ làm thêm. Trả lời một bộ hồ sơ ít nhất cũng phải 5 ngày mới phù hợp.
Tuy nhiên, ông Tư cũng đánh giá, những quy định mới trong Nghị định 79 đă có nhiều điểm thông thoáng, hợp lư, đỡ mệt cho các nhà quản lư Nhà nước trong việc định hướng cho những người trực tiếp quản lư hoạt động biểu diễn đi đúng đường ray.
Tổng kết Hội nghị, ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL khẳng định, Bộ VH,TT&DL tiếp thu những đóng góp trên và sẽ khẩn trương đốc thúc các đơn vị nhanh chóng hoàn thiện Dự thảo Thông tư để đến thời điểm Nghị định 79 có hiệu lực (1/1/2013) có thể ban hành Thông tư Quy định chi tiết thi hành Nghị định 79.