'Tội lắm các chú ạ, con gái nơi khác vẫn qua lại với đám trai làng tôi, nhưng yêu thôi, chứ bảo cưới xin là chạy mất dép. Hàng chục thằng con trai lớn tồng ngồng ra rồi mà đă có đứa nào lấy được vợ đâu', cụ Lê Văn Hạnh nói.
“Tự hào ǵ cái danh hiệu làng ung thư”
Vừa tiếp chuyện chúng tôi, cụ Lê Văn Hạnh 68 tuổi, khu 8, xă Thạch Sơn (Lâm Thao, Phú Thọ) vừa phải lấy tay che mũi v́ mùi hôi nồng nặc của khói thải bao trùm lên không khí nơi đây. Cụ Hạnh nói như giải thích với chúng tôi: “Ngày nào cũng như ngày nào, mùi khói thải vẫn thế đấy các chú ạ. Hôm nào mà mất điện th́ mùi c̣n nồng nặc hơn nhiều”.
Vừa tṛ chuyện, cụ Lê Văn Hạnh vừa phải lấy tay che kín mặt mũi v́ mùi hôi nồng nặc.
Sinh ra và lớn lên tại xă Thạch Sơn (Lâm Thao, Phú Thọ), cụ Lê Đức Hạnh cho biết tính đến nay đă 68 tuổi nhưng chính cụ cũng không c̣n nhớ là xă Thạch Sơn quê ḿnh đă có bao nhiêu người chết v́ căn bệnh quái ác ung thư. Con số thống kê đó là những người được phát hiện và điều trị tại bệnh viện, có lưu lại hồ sơ bệnh án, chứ những trường hợp “lặng lẽ mắc bệnh, lặng lẽ ra đi” th́ nhiều lắm.
“Giờ chúng tôi đi đâu, nói đến Thạch Sơn là ai ai cũng biết. Cả tỉnh biết, cả nước biết. Thỉnh thoảng đi xa, nói quê quán, ai người ta cũng nh́n ḿnh rồi hỏi: 'Bác là người làng ung thư à?'. Người ta th́ tự hào về làng quê ḿnh là làng văn hóa, làng cổ, làng truyền thống anh hùng, làng làm kinh tế giỏi, c̣n quê ḿnh th́ bị mang tiếng là… làng ung thư. Chúng tôi đâu có tự hào ǵ về cái danh hiệu bất đắc dĩ ấy, khổ lắm các chú ạ”, cụ Hạnh nói.
Đếm đốt ngón tay, cụ Hạnh nhẩm tính, chỉ riêng từ năm 2000 đến nay, chỉ riêng khu 8 (xă Thạch Sơn) của cụ đă phải tiễn đưa hơn chục người chết v́ mắc bệnh ung thư, c̣n cả xă Thạch Sơn th́ chắc c̣n nhiều nữa. Nhiều người tuổi chưa đầy bốn mươi.
“Có ba môi trường là đất, nước và không khí th́ đều bị nhiễm độc cả, không mắc bệnh ung thư mới là lạ. Người xấu số mắc bệnh rồi chết đă khổ là một lẽ, đằng này đến cả người đang sống cũng khổ, cũng không biết chết lúc nào. Cả làng tôi, khoảng hai ba chục năm trở lại đây chưa có cụ nào mừng thọ tuổi 80 cả”, cụ Hạnh cho biết.
Trai làng ế vợ
Theo cụ Hạnh, v́ xă Thạch Sơn bị mang tiếng là “xă ung thư” mà con trai làng cụ bị… ế vợ. Có lần cháu trai của cụ đưa người yêu đến nhà chơi, lúc cụ rót nước mời th́ cô gái nhất quyết không uống mà lấy từ túi xách ra chai nước khoáng để uống. Cụ gặng hỏi th́ cô gái mới bẽn lẽn giải thích: “V́ cháu sợ nước ở đây nhiễm độc hóa chất, uống vào sẽ mắc bệnh ung thư”.
“Tội lắm các chú ạ, đám con gái ở nơi khác cũng vẫn thường xuyên “đu đưa” qua lại với đám trai làng tôi, nhưng yêu thôi, chứ bảo cưới xin rồi về làm dâu làng tôi là đứa nào cũng… bỏ chạy mất dép. Hàng chục thằng con trai trong làng lớn tồng ngồng ra rồi mà đă có đứa nào lấy được vợ đâu".
Xă Thạch Sơn kinh tế khá phát triển, đời sống người dân tương đối ổn định
song rất nhiều người bỏ quê đi "tị nạn" v́ ô nhiễm môi trường.
"Đám con gái nơi khác bảo đám trai làng tôi rằng cưới em th́ hoặc anh ở rể, hoặc mua đất làm nhà nơi khác để sống, chứ về xă về làng anh th́ em không về đâu, sợ lắm. Các chú tính, ở rể th́ đâu phải thằng con trai nào cũng chịu, mà mua đất nơi khác th́ tiền ở đâu ra, thành ra cuối cùng có đám yêu nhau hàng 3 – 4 năm rồi lại chia tay là v́ thế”, cụ Hạnh tâm sự.
“Nếu nói về mặt bằng chung kinh tế th́ làng tôi và cả xă Thạch Sơn này gần như hơn hẳn các làng xă khác trong tỉnh Phú Thọ. Việc làm và thu nhập của người dân quê tôi khá ổn định. Nhưng không phải v́ thế mà đám con gái nơi khác chịu về làm dâu đâu, họ vẫn nơm nớp lo sợ đấy. Các cụ ta ngày xưa thường hay bảo: 'Yêu nhau tam tứ núi cũng leo', nhưng đó là nói về khoảng cách địa lư thôi, chứ đụng đến vấn đề sức khỏe, tính mạng con người th́ ai mà chẳng sợ, t́nh yêu mà gặp ung thư th́ cũng… tắt điện thôi các chú ạ”, cụ Hạnh cười.
Cụ Hạnh cho biết, ngay như người cháu trai của cụ, dù ở quê vẫn nhiều việc làm phù hợp và thu nhập cũng khá, nhưng ngay sau khi cưới vợ xong, hai vợ chồng vẫn quyết định “ly hương”, vào thành phố Hồ Chí Minh để lập nghiệp.
“Vợ chồng chúng nó bảo: Chúng cháu cũng muốn ở quê lắm, nhưng mà không thể được. Làng ḿnh giờ ô nhiễm như thế, đời bố mẹ, ông bà đă gánh chịu, giờ đến lượt con cái chúng cháu sinh ra nữa th́ biết tính sao. Nghe vợ chồng nó nói mà tôi ứa nước mắt ra các chú ạ. Có ở đâu khổ như cái làng tôi không, có làng, có nhà mà nhiều người vẫn phải bỏ quê mà đi…”, cụ Hạnh ngậm ngùi.
Theo Kienthuc.net