Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Israel là nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột đang leo thang ở Dải Gaza, song dư luận lại tỏ ra hoài nghi về mục đích này.
![](http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2012/11/1-c3464.jpg)
Ngoại trưởng Clinton họp báo chung với Thủ tướng Netanyahu tại Jerusalem ngày 20/11.
Ngoại trưởng Hillary Clinton đă tới Israel tối 20/11, ngay sau chuyến tháp tùng Tổng thống Obama dự Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) tại Cambodia. Bà sẽ có cuộc gặp với các quan chức Israel và Palestine ngày 21/11 trước khi bay tới Cairo để thảo luận với giới lănh đạo Ai Cập về kế hoạch ngừng bắn giữa các bên ở Gaza.
Theo thông báo của Nhà Trắng, mục tiêu của chuyến công du này là t́m kiếm giải pháp nhằm giảm leo thang xung đột giữa phong trào vũ trang Hamas của Palestine và Israel. Phía Israel đă đồng ư hoăn triển khai bộ binh vào Gaza 24 giờ để đợi chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ. Chuyến thăm cũng làm tŕ hoăn các thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn khi tất cả các bên phải đợi những yêu cầu từ Washington, trong khi dư luận đang đặt câu hỏi rằng liệu chuyến thăm có giúp t́m ra giải pháp nào lâu dài cho cho cuộc xung đột này hay không.
Mỹ đă tỏ ra ít quan tâm đến việc can thiệp vào cuộc xung đột ở Gaza. Hành động can thiệp này nhiều khả năng do yêu cầu của Israel cần sự giúp đỡ của Mỹ trong đàm phán với Ai Cập. Cairo đang làm trung gian ḥa giải cho các cuộc thương thuyết ngừng bắn, lănh đạo nước này đă có cuộc gặp với Hamas và các quan chức Hồi giáo Jihah của Palestine. Theo Israel, điểm mấu chốt của bất kỳ thỏa thuận nào nếu đạt được phải bao gồm: có được cam kết ngừng bắn của Hamas và ủng hộ Israel t́m cách phá hủy hoặc dỡ bỏ tất cả số rocket Fajr-5 tầm xa mà Hamas đang sở hữu ở Dải Gaza.
Các cuộc đàm phán để ngừng bắn đă diễn ra vài ngày nay, tốc độ được đặc biệt đẩy nhanh từ ngày 18/11. Truyền thông Israel và Arập cho biết Tel Aviv muốn có thỏa thuận cho 72 giờ ngừng bắn tạm thời, được xem là bước đi đầu tiên tránh xung đột leo thang. Các quan chức Palestine tiếp tục đàm phán ở Cairo nhưng bất kỳ quyết định nào hiện nay có thể sẽ bị tŕ hoăn cho tới khi bà Clinton tới đây. Thực tế, thỏa thuận ngừng bắn đă bị tŕ hoăn. Hamas tiếp tục bắn rocket từ Dải Gaza vào lănh thổ Israel, c̣n Israel lại đáp trả bằng các đợt không kích.
Trong chuyến công du này, bà Clinton có cuộc gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trước khi tới Ramallah để gặp các nhà lănh đạo Palestine ở Bờ Tây. Tại Cairo, bà có cuộc đàm phán với Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi và các quan chức cấp cao khác của nước này.
Trong khi Ngoại trưởng H.Clinton hội đàm với quan chức Israel ở Jerusalem để tháo gỡ cuộc xung đột ở Dải Gaza th́ đạn pháo từ hai phía vẫn liên tục trả đũa nhau. Thông tin mới nhất từ các quan chức y tế ở Gaza cho biết các cuộc không kích của Israel đến nay đă làm 138 người Palestine thiệt mạng, chủ yếu là dân thường, trong đó có 34 trẻ em và hơn 900 người bị thương. C̣n tại Israel đến nay là 5 người chết, trong đó có 3 dân thường. Riêng trong ngày 20/11, quân đội Israel cho biết đă nă đạn pháo vào trên 100 địa điểm ở Gaza để đáp trả khoảng 150 quả đạn pháo bắn vào Israel từ trong Gaza. Xung đột trong ngày 20/11 đă cướp đi sinh mạng của 31 người Palestine. Điểm dừng chân ở Ramallah thực tế chỉ mang tính biểu tượng để thể hiện sự tôn trọng chính quyền Palestine dù biết rằng nó không có tác động ǵ đối với t́nh h́nh ở Gaza v́ chính quyền Palestine không có quyền lực tại đây cũng như không đại diện cho Hamas.
Điểm mấu chốt sẽ là Ai Cập. Bà Clinton có thể không gặp đại diện của Hamas, phong trào mà Washington vẫn liệt kê vào danh sách tổ chức khủng bố v́ thế Cairo sẽ vừa làm trung gian ḥa giải vừa đại diện cho Hamas trong các cuộc đàm phán.
Mỹ đang có đ̣n bẩy quan trọng với Ai Cập, trong đó có 1,3 tỷ USD viện trợ quân sự. Mối quan hệ Cairo-Washington đă gặp trắc trở sau làn sóng Mùa xuân Arập dù cả hai bên đều muốn củng cố lại quan hệ này. Cuối tháng 9, chính quyền Obama đă sẵn sàng giải ngân 450 triệu USD gói cứu trợ khẩn cấp, một phần trong gói cho vay 1 tỷ USD nhằm cứu vớt nền kinh tế đang xuống dốc của Ai Cập. Mỹ cũng đă cung cấp 1,55 tỷ USD, trong đó có 1,3 tỷ USD viện trợ quân sự cho chính quyền Ai Cập. Tuy nhiên, những đợt giải ngân của gói viện trợ này đang tạm thời bị giữ lại do phản đối từ một số nghị sỹ Mỹ. Khoản tiền này sẽ vô cùng quan trọng đối với Ai Cập trong bối cảnh cán cân thanh toán bị thâm hụt nghiêm trọng hiện nay.
Israel sẽ dựa vào Washington để có được đảm bảo từ Ai Cập. Tầm quan trọng của loại rocket Fajr-5 ở Gaza không hề bị cường điệu hóa. Việc Hamas sở hữu loại vũ khí này đe dọa nghiêm trọng an ninh của Israel khi tầm bắn của chúng có thể tới Haifa, Tel Aviv và Jerusalem và Israel sẽ không thể cho phép Hamas có loại vũ khí này. Israel cần một đồng minh bên ngoài để gây sức ép với Ai Cập và đồng minh đó chính là Mỹ. Thế nhưng khó có thể đạt được những đảm bảo mà Israel mong muốn. V́ vậy, nhiều khả năng nước này vẫn tiếp tục phải cân nhắc tới chiến dịch bộ binh.
Quốc Minh - DânTrí