Sự thù địch giữa Israel và các chiến binh Palestine ở Gaza có nguy cơ trở thành cuộc chiến tổng lực. Tuy nhiên, diễn biến cuộc đối đầu “ăn miếng trả miếng” có thể gây hậu quả đối với Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi và cả quan hệ của ông với Mỹ.
Tổng thống người Hồi giáo đă nhận ra ḿnh đang bị lôi kéo vào các chiều hướng xung đột khác nhau bằng cả trí óc và trái tim. Cuộc chiến trong tuần này - với đ̣n trả đũa nặng nề của Israel sau cơn mưa rốc-kết từ Gaza dội sang phía Nam Israel - đẩy ông Morsi vào một hoàn cảnh gay go. Một mặt, ông bị buộc chặt với các đạo hữu Hồi giáo khắp Dải Gaza; mặt khác, ông không thể không xem Washington như một chỗ dựa về kinh tế và quân sự với 1,5 tỉ USD viện trợ hằng năm và những lợi ích khác.
.
Với một số nhà phân tích ở Trung Đông, t́nh huống này có thể là khoảnh khắc để ông Morsi xuất hiện và làm nổi bật ḿnh với tư cách là nhà lănh đạo trong bối cảnh thế giới Ả Rập đang bất ổn và thiếu người lèo lái. Thế nhưng, chuyển hóa thành công khoảnh khắc này có thể sẽ cần thời gian, đặc biệt với việc binh lính Israel đang được điều đến biên giới Gaza, không rơ liệu ông Morsi có c̣n cơ hội để hiện thực hóa nó hay không.
“Morsi rơ ràng đang đứng giữa hai áp lực không hề nhỏ nhưng nếu đủ sức thuyết phục Hamas ngừng bắn rốc-kết và tháo ng̣i nổ ở Gaza, tôi nghĩ ông ta có thể tạo được h́nh ảnh của một nhà lănh đạo trong vùng” - Araon David Miller, một học giả về Trung Đông tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson ở Washington, nhận định. Học giả này lưu ư thêm: “Nhưng ông ấy cần thời gian và không gian để làm điều đó và tôi không chắc là người Israel sẽ chờ đợi ông”.
Ông Morsi xuất thân từ nhóm Anh em Hồi giáo và Hamas - nhóm vũ trang Palestine đang cai quản Gaza - cũng là một nhánh của tổ chức này. Trên truyền h́nh Ai Cập, ông Morsi đă bày tỏ t́nh cảm xót xa v́ “sự đổ máu của người Palestine” và lên án điều ông gọi là sự gây hấn của Israel. Sâu xa hơn, ông từng tuyên bố đầy hàm ư rằng Ai Cập hôm nay không phải là Ai Cập hôm qua và thế giới Ả Rập hôm nay cũng khác với thế giới Ả Rập hôm qua. Nhưng riêng tư, ông có vẻ đang cố thuyết phục Hamas ngừng hành động bạo lực, có thể bằng cách chấp nhận ngừng bắn. Ông đă điện đàm với Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton vài lần trong tuần này.
Sự bùng nổ đột ngột ở Gaza cũng đang là phép thử ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, nơi người Ả Rập đă truất phế một số lănh đạo chuyên quyền vốn ủng hộ một hệ thống an ninh và ổn định theo kiểu Mỹ. Mối quan hệ của Ai Cập với Mỹ đă không xuôi chèo mát mái sau cuộc cách mạng Ai Cập. Sự không chắc chắn và mất niềm tin tăng lên giữa hai đối tác từng là đồng minh cốt lơi trong vùng. Điều này thể hiện qua b́nh luận đắng chát của Tổng thống Obama trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 9 vừa qua: “Tôi không nghĩ chúng ta sẽ xem Ai Cập là một đồng minh nhưng chúng ta không coi họ như kẻ thù”.
Mối quan hệ liên minh chênh vênh khiến các nhà phân tích tự hỏi liệu ông Morsi có sẵn sàng khước từ sự giúp đỡ của Mỹ để theo đuổi các chính sách ủng hộ Hồi giáo và công khai chống Israel hay không. Trong khi đó, cũng có đồn đoán rằng sau vụ đụng độ giữa Israel và Hamas, ông Morsi - người đă triệu hồi đại sứ tại Israel về nước - có thể sẵn sàng hủy bỏ các hiệp định ḥa b́nh được hai bên kư ở Trại David (Mỹ).
Hy vọng cuộc chiến Israel - Hamas không đi quá xa và ông Morsi c̣n cơ hội thể hiện ḿnh.
CAO TUẤN
NLD