(ĐVO) Tổng thống Obama đă nhanh chóng đứng về phía Israel và kêu gọi Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi thuyết phục Hamas chấp nhận các điều kiện ngừng bắn của Nhà nước Do Thái.
Hội đàm giữa Thủ tướng Israel B. Netanyahu và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh thelevantpost.com
Trong cuộc tṛ chuyện điện thoại với Thủ tướng Binyamin Netanyahu sáng 17/11, Tổng thống Mỹ Obama nhắc lại sự ủng hộ dành cho “quyền tự vệ” của Israel. Ông cũng đă điện đàm với Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi và kêu gọi ông này thuyết phục Hamas chấp nhận các điều kiện của Israel về một lệnh ngừng bắn.
Vậy điều ǵ đă biến mối quan hệ nổi tiếng gai góc giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Netanyahu thành quan hệ hợp tác hài ḥa, bất chấp dự đoán của các chính trị gia và các phương tiện truyền thông Israel rằng nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama báo trước bất ḥa gia tăng trong quan hệ song phương?
Theo các nhà phân tích của debkafile, có một nguyên nhân sâu xa mà ít ai ngờ tới. Đó là việc nhà lănh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei đă rút lại sự chấp thuận đàm phán trực tiếp với Mỹ về chương tŕnh hạt nhân của Iran.
Trên tờ Washington Post số ra ngày 16/11, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đă nêu bật t́nh thế “tiến, thoái lưỡng nan” của Tổng thống Obama: “Quyết định cấp bách nhất đối với tổng thống là làm thế nào để ngăn chặn Iran theo đuổi chương tŕnh hạt nhân quân sự. Thời gian dành cho việc đạt được một kết quả ngoại ngày càng ít đi, trong khi năng lực làm giàu uranium của Iran ngày càng phát triển…”. Ông Kissinger cảnh báo Tổng thống Obama rằng Iran đang trên đường trở thành một cường quốc hạt nhân và điều này không được phép xảy ra.
Vào ngày 19/10, các nguồn tin t́nh báo của debkafile nói rằng Iran đă hoàn tất công việc lắp đặt chiếc máy máy ly tâm tiên tiến cuối cùng để làm giàu uranium tới 20%, ở cơ sở ngầm Fordo, trong khi số máy ly tâm của cơ sở Natanz đă tăng lên gấp đôi, lên tới 6.000 chiếc. Iran cũng đă có nền tảng công nghệ để nhanh chóng làm giàu uranium lên 90% ( cấp độ chế tạo vũ khí hạt nhân) từ số lượng uranium được làm giàu 20% hiện nay. Theo các chuyên gia Mỹ, thời gian để Iran “nhảy vọt về chất” này chỉ mất có hai tuần.
Trong báo cáo mới nhất được công bố ngày 16/11, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử (IAEA) viết “không thể ... kết luận rằng tất cả các vật liệu hạt nhân ở Iran là nhằm phục vụ cho các hoạt động ḥa b́nh”.
Báo cáo này được đưa ra vào ngày thứ ba của chiến dịch “Trụ cột quốc pḥng” mà nhà nước Do Thái tiến hành ở Dải Gaza, nhằm chống lại các vụ phóng tên lửa vào miền Nam Israel. Báo cáo của IAEA cũng hậu thuẫn cho cảnh báo của Kissinger về khả năng sắp xảy ra một “thảm họa chiến lược” đối với nước Mỹ, nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. “Thảm họa chiến lược” sắp xảy ra này là vô cùng nguy hiểm đối với Israel.
Các đề xuất nói trên của Kissinger ngụ ư hành động quân sự phủ đầu đă trở nên không thể nào tránh khỏi và chính điều này đă dẫn việc Tổng thống Obama ủng hộ các cuộc tấn công của Israel ở Dải Gaza.
Xem ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama đă đi đến kết luận rằng trong cuộc đối đầu không khoan nhượng với nhà lănh đạo tối cao Khamenei, biện pháp quân sự là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất buộc Iran suy nghĩ nghiêm túc và ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ.
Một trong những đ̣n bẩy gián tiếp đối với nhà lănh đạo tối cao Khamenei là cuộc nổi dậy chống lại đồng minh của Iran là chính quyền Syria của Tổng thống Bashar al-Assad. Sau gần hai năm nội chiến đẫm máu, chính quyền của Tổng thống Assad vẫn tồn tại và liên minh Iran-Syria-Hezbollah vẫn c̣n mạnh mẽ như trước đây. Chính v́ vậy mà nhà lănh đạo tối cao Khamenei vẫn c̣n chưa muốn đối thoại trực tiếp với Tổng thống Obama.
Nhà lănh đạo tối cao Khamenei vẫn c̣n chưa muốn đối thoại trực tiếp
với Tổng thống Obama. Ảnh srilankaguardian.com
Nhưng cơ hội đă đến với một sai lầm lớn của phong trào Hamas, khi một phái đoàn của Hamas do Mahmoud Sahar và Marwan Issa dẫn đầu đă đến Tehran, Beirut và kư kết hiệp ước quân sự với Iran/Hezbollah. Sau khi sự bảo trợ của Tổng thống Assad đă bị tan chảy trong cái nóng của cuộc xung đột Syria, Hamas quay sang t́m kiếm sự bảo vệ từ phía Tehran.
Nhà lănh đạo tối cao Khamenei đă nắm lấy cơ hội này và chào đón nó như một cú ghi bàn vào khung thành của Mỹ. Sau khi được phía Iran đảm bảo hậu thuẫn, Hamas leo thang các vụ nă pháo và phóng tên lửa sang lănh thổ Israel. Từ giữa tháng 10/2012, các tay súng Hamas bắt đầu tấn công các mục tiêu quân sự Israel.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel B. Netanyahu đă cử cố vấn an ninh quốc gia Yaacov Amidror đến Washington tŕnh bày với Giám đốc an ninh quốc gia Tom Donilon, một cố vấn thận cận của Tổng thống Obama, về thỏa thuận bí mật giữa Hamas với Iran và Hezbollah. Sau đó, Tổng thống Obama đă “bật đèn xanh” cho Israel không kích ở Dải Gaza.
Trụ sở của Thủ tướng Ismail Haniya bị san bằng, nhưng tên lửa của Hamas đă bắn phá Tel Avip và Jerusalem. Ảnh AFP
Sau ba ngày tiến hành chiến dịch “Trụ cột quốc pḥng”, hàng trăm phi vụ không kích của Israel đă không thể ngăn chặn được các cuộc tấn công tên lửa của Hamas, với tầm bắn đă vươn tới tận Tel Aviv và Jerusalem. Điều này khiến cho nội các Netanyahu ngày 16/11 phải tuyên bố huy động tới 75.000 quân dự bị và chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào trong Dải Gaza.
Tuy nhiên, tính chất và quy mô của giai đoạn tiếp theo này không chỉ liên quan đến nội các Israel. Nó sẽ được quyết định bởi những cuộc trao đổi giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Netanyahu, trong đó có cuộc hội đàm diễn ra sau đó giữa Bộ trưởng Quốc pḥng Ehud Barak và Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta.
Xem ra, Tổng thống Obama đă quyết định sử dụng chiến dịch của Israel chống lại đồng minh của Tehran ở Dải Gaza làm đ̣n bẩy quân sự để ép nhà lănh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei chấp nhận đàm phán mà không cần phải dùng đến biện pháp quân sự. Về phần ḿnh, Thủ tướng Netanyahu cũng muốn nhân cơ hội này để giải quyết dứt điểm mối lo khủng bố lâu năm và hy vọng Tổng thống Obama bước vào con đường đối đầu quân sự để giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran, trước khi biến thành “thảm họa chiến lược”.
Vào thời điểm này, lợi ích Mỹ và Israel đang hội tụ ở Gaza. Chỉ có điều mối quan hệ Mỹ-Israel dưới thời Tổng thống Obama là khá bấp bênh, khiến người ta khó có thể dự đoán được kết quả cũng như độ bền vững của nó.
Minh Bích (theo debkafile)