Trong cuộc tập trận pḥng không quy mô lớn Velayat-4, quân đội Iran đă tŕnh làng nhiều hệ thống tên lửa và pháo mới do nước này tự sản xuất
Hăng thông tấn bán chính thức Fars đưa tin Iran cùng ngày đă bắn thử thành công hệ thống pḥng không Hawk trong khuôn khổ cuộc tập trận. H́nh ảnh phát trên đài truyền h́nh IRIB của nhà nước Iran cho thấy các tên lửa được đặt trên một chiếc xe tải chuyên dụng và đă bắn trúng máy bay không người lái mục tiêu
Ngoài ra, Iran cũng đă phóng thử nghiệm tên lửa tự sản xuất mới mang tên Ya Zahra 3, Qader và hệ thống pháo binh Safat.
Theo tuyên bố của giới chức Tehran, Ya Zahra 3 là hệ thống tên lửa tầm thấp được thiết kế và sản xuất trong nước.
Hệ thống tên lửa thứ hai Qader có khả năng cơ động cao và có thể được triển khai trong ṿng chưa đầy 30 phút, trong khi hệ thống pháo mới mang tên Safat có thể tránh được hệ thống do thám của kẻ thù.
HESA Azarakhsh − máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên do Iran chế tạo
HESA Saeqeh − phiên bản nâng cấp toàn diện mẫu máy bay trước. Máy bay thử nghiệm thành công vào năm 2007.
Đây là loại pháo thông minh có độ chính xác cao dẫn đường bằng laser có tên là Basir
Xe tăng Zufiqar do Iran tự chế nặng 41 tấn, do khu liên hợp công nghệ Shahid Kolah Dooz chế tạo. Nó được trang bị súng tăng và hai khẩu súng máy
Kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo Mỹ đă áp đặt lệnh cấm vận buôn bán vũ khí cho Iran và nước này phải tự ḿnh chế tạo và sử dụng các loại vũ khí của ḿnh. Do bị cấm vận nên Iran đă có những chênh lệch đáng kể về sự phát triển vũ khí so với các nước phương Tây. Để chuẩn bị sẵn sàng với mọi xung đột có thể xảy ra, họ đă tập trung vào việc sản xuất những loại đạn thông minh, máy bay chiến đấu hạng nhẹ cũng như các loại tên lửa đạn đạo khác nhau
Những vũ khí thế hệ mới của Iran cũng dựa trên nền tảng của nhiều loại vũ khí cũ của Liên Xô, châu Âu và Mỹ. Trong ảnh là hệ thống tên lửa đất đối không RIM-66 do Mỹ thiết kế, được hải quân Iran lắp đặt trên hàng loạt tàu. Hệ thống tên lửa này có thể bay nhanh với gấp 3,5 lần tốc độ âm thanh và tầm xa lên tới 166 km.
Iran từng tuyên bố sở hữu hệ thống tên lửa S-300. Đây là một trong những hệ thống tên lửa chống máy bay có uy lực lớn nhất trên chiến trường hiện nay. S-300 có nhiều biến đổi, được thiết kế để chặn tên lửa đạn đạo. Hệ thống radar của nó có thể lần theo 100 mục tiêu một lúc và lần lượt nhắm bắn 12 mục tiêu
Iran sở hữu hàng ngh́n tên lửa chống tăng BGM-71 TOW do Mỹ sản xuất. Đây là loại tên lửa có tầm hoạt động tới 3.750m.
Không quân Iran có hai đội máy bay F-14 Tomcat do Mỹ sản xuất, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, xuất kích từ các tàu sân bay để chiến đấu trên không và tấn công các mục tiêu trên mặt đất.
Iran tiết lộ về máy bay không người lái Karrar vào cuối năm 2010 và thông tin về nó vẫn c̣n rất sơ sài. Mạng truyền h́nh quốc gia Iran cho biết, Karrar có thể đem theo 2 quả bom. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố chiếc máy bay này là "sứ giả của cái chết đối với kẻ thù của nhân loại
Trong kho vũ khí của Iran c̣n có Boragh − xe chiến đấu bộ binh - có thể là ḍng xe thuộc phiên bản xe chiến đấu bộ binh BMP-1 do Liên Xô sản xuất dành cho Trung Quốc
Tăng T-72Z Safir-74 − phiên bản nâng cấp toàn diện của tăng T-55 của Xô Viết
Tosan − tăng hạng nhẹ của Iran dựa trên FV101 Scorpion của Anh. Tăng được trang bị pháo cỡ ṇng 90mm.
Tăng chiến đấu chủ lực Zolfaqar được giới thiệu vào năm 1993. Tăng được chế tạo dựa trên tăng T-72 của Liên Xô và Т-48, Т-60 của Mỹ
Iran từng tuyên bố, việc phát triển các loại vũ khí này chỉ để phục vụ mục đích tự vệ của họ. Tuy nhiên, nhiều quốc gia không khỏi lo ngại trước sự lớn mạnh của quân đội Iran