(Dân trí) - Giữa Sài G̣n xô bồ, tấp nập người tứ phương, có hẳn một “điểm hẹn” dành cho những người giúp việc, lao động phổ thông, là hoa viên Phạm Đ́nh Hổ vào hai ngày cuối tuần. Họ đến đây để giao lưu, gặp gỡ với hy vọng t́m được “một nửa” cho ḿnh.
"Phiên họp" lạ
Từ 6 - 7 giờ tối thứ 7, khu hoa viên Phạm Đ́nh Hổ (P.1, Q.6, TPHCM) sôi động hơn hẳn ngày thường. Rất đông người giúp việc nhà, phụ việc ở hàng quán hay lao động bốc vác, giao hàng, phụ hồ... đổ về đây như một thói quen “gặp gỡ cuối tuần”. Hoa viên nằm ngay sau chợ Lớn - B́nh Tây, lại khá gần chợ Kim Biên - những chợ sỉ lớn của TPHCM - nên mới đầu người lao động ra dạo mát về đêm, lâu dần trở thành điểm để họ giao lưu, kết bạn.
Tấp nập điểm "hẹn ḥ" vào tối cuối tuần.
Có lẽ không điểm hẹn nào thú vị và độc đáo như nơi này. Người đến đây đủ mọi lứa tuổi, đa phần chỉ 19 - 20 tuổi nhưng thấp thoáng cũng có những người đă 40 - 50 tuổi. Có người xuất hiện rất tươm tất, quần áo là lượt chỉn chu, thoang thoảng mùi nước hoa. Cũng không ít người đến điểm hẹn vẫn giữ nguyên bộ quần áo lao động, tay chân c̣n lem nhem dầu mỡ… v́ chưa kịp về nhà mà tranh thủ đi cho kịp buổi hẹn. Nhiều chị là giúp việc trong gia đ́nh đến đây vẫn tiếp tục công việc của ḿnh như dắt trẻ đi chơi, dắt chó đi dạo...
Trong hoa viên có những nhóm nam nữ thanh niên đă quen nhau thường ngồi tụ tập tṛ chuyện, ăn uống… Một vài nhóm ngồi riêng lẻ, 2-3 người nam hoặc nữ, chờ có bạn tới làm quen. Cũng có người chưa có bạn, chỉ ngồi một ḿnh…
Nguyễn Quốc Hưng (24 tuổi, quê ở Đồng Nai), làm bốc vác ở chợ B́nh Tây, cho hay, mấy tuần đầu đến đây chỉ mới quen được mấy cậu bạn lập thành nhóm, việc tiếp cận với các bạn nữ rất khó v́ ai cũng e dè, đề pḥng và nhất là ngượng ngùng. Đến nay nhóm đă làm quen được với nhiều bạn nữ, vài đôi bạn đă tách ra để hẹn ḥ riêng.
Điểm hẹn t́m bạn của những người lao động nghèo
Hưng nói, gọi đây là “chợ t́nh” nghe có phần xô bồ, thiếu tế nhị bởi thật ra việc làm quen với nhau ở đây không hề dễ dàng, buông tuồng mà rất văn minh, trong sáng. Các nhóm nam nữ thường tổ chức chơi đá cầu, nhảy dây hay bày biện ăn uống để mời nhóm khác phái nhập cuộc, qua đó có cơ hội t́m hiểu nhau, nếu có duyên th́ đến với nhau.
T́nh bấp bênh
Những phiên họp mặt giữa những người nghèo xa quê ở nơi thành phố hoa lệ và xô bồ này như một món quà tinh thần của những người lao động phổ thông xa nhà. Biết bao nhiêu đôi trẻ đă được se duyên qua những lần giao lưu gặp gỡ. Nhưng từ đây cũng không ít chuyện t́nh đắng cay gây đau khổ cho người trong cuộc.
Công việc không ổn định, sống nơi đất khách quê người, ít có cơ hội tiếp xúc nên khát khao t́m một nửa trong họ càng lớn.
Chị Đinh Ngọc Thơm (26 tuổi, quê ở Trà Vinh), giúp việc cho một gia đ́nh ở đường 3/2, Q.11 cho biết, hai tối cuối tuần là lúc được nghỉ nên chị vẫn thường đạp xe ra hoa viên Phạm Đ́nh Hổ chơi. Chị đă bỏ ư định t́m một nửa của ḿnh ở nơi này khi cô em cùng quê, cũng làm ô sin như chị, đang vướng vào cảnh đau khổ v́ bạn trai là một thợ sửa xe máy ra đi không một lời từ biệt.
“Hai đứa quen nhau ở công viên này, yêu nhau được hơn 7 tháng và dự định Tết này sẽ về quê xin cưới. Chỉ gặp nhau vào tối cuối tuần nên mỗi lần gặp hai đứa quấn quưt lắm, ai cũng mừng. Thế mà cả tháng nay, anh chàng kia mất tăm không đến điểm hẹn, điện thoại không liên lạc được…”, Thơm trầm ngâm.
Cô em của Thơm t́m đến chỗ làm của anh người yêu mới hay anh chàng đă nghỉ việc. Chỉ nghe mấy người làm cùng nói, anh ta lọt vào mắt xanh của một "quư bà" đến sửa xe nên đă chuyển chỗ làm, chỗ ở mới. Hóa ra, cô đâu biết ǵ về “chồng sắp cưới”, thông tin anh ta ở Cà Mau chẳng biết thật giả đến đâu, biết đường nào t́m để báo cho người ta biết mầm sống trong bụng ḿnh đă được 3 tháng.
Đặc điểm của những người đến với "chợ" là đều làm công việc tự do, không ổn định, nay đây mai đó, nên t́nh yêu cũng bấp bênh theo. Nhiều người v́ thiếu thốn t́nh cảm, không có cơ hội gặp gỡ nhiều, chưa kịp hiểu hết về người yêu, nên bị mắc lừa oan uổng.
“Em đă ở tuổi này, lại giúp việc trong gia đ́nh nên rất khó t́m bạn đời nhưng cũng không dám mạo hiểm. Giờ phải gặp anh nào dẫn ḿnh về quê, nói chuyện cưới hỏi trước mới dám yêu”, Thơm chia sẻ.
Với những người tha hương, chuyện t́nh cảm của họ cũng bấp bênh, nhiều trắc trở hơn như chính công việc mưu sinh trôi nổi của họ. Biết vậy nhưng như lời chàng trai tên Thanh, quê ở Bạc Liêu, bốc vác ở chợ Kim Biên, chia sẻ: Được yêu và đau khổ v́ t́nh yêu cũng giúp cho cuộc sống mưu sinh của những người xa nhà thêm nhiều gia vị, bớt buồn tủi. Thế nên dù từng rất đau khổ khi bạn gái quen lâu nay ở "chợ t́nh" đi lấy chồng Hàn Quốc, ngày cuối tuần vừa rồi, Thanh vẫn đến công viên, tiếp tục hy vọng t́m được “một nửa” thật sự của ḿnh…
Hoài Nam