Bức xúc trước t́nh trạng tham nhũng có tổ chức, quy mô lớn trong lĩnh vực ngân hàng, độc quyền phân phối vàng... đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh đề nghị cần tập trung lực lượng để theo dơi sát, phát hiện sai phạm.
Chiều 26/10, các đại biểu thảo luận ở tổ về công tác pḥng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; thi hành án; pḥng, chống tham nhũng năm 2012. Đại biểu Đỗ Văn Đương đánh giá, như năm trước, báo cáo của Chính phủ về pḥng chống tham nhũng mờ nhạt, mang tính h́nh thức, không chỉ ra giải pháp đột phá. "Điều này phản ánh đúng thực trạng yếu kém của cơ quan pḥng chống tham nhũng, nhưng không phản ánh thực chất t́nh trạng tham nhũng trong nhiều lĩnh vực như hải quan, thuế, ngân hàng", ông Đương nhấn mạnh.
Theo vị tiến sĩ luật, việc hành chính hóa và nội bộ hóa các vụ tham nhũng đă để lọt nhiều tội phạm ở lĩnh vực này. Nhiều vụ án như PMU18, Vinashin, Vinalines... được khởi tố nhưng lại đầu voi đuôi chuột. Nhiều địa phương không tự phát hiện được tham nhũng lớn mà chỉ phát hiện sai phạm vặt ở cấp xă. Hơn nữa, tội tham nhũng phát hiện đă ít, xử lư lại không nghiêm minh nên hiệu lực răn đe thấp.
Nh́n nhận, tội phạm tham nhũng và tội phạm về kinh tế thực chất là một bởi bất kỳ ai dùng quyền lực, địa vị của ḿnh để làm tiền đều được coi là tham nhũng, ông Đương cho rằng, nếu Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ phiếu tín nhiệm th́ sẽ góp phần đẩy lùi tệ tham nhũng. "Chống tham nhũng có nhiều biện pháp trong đó có bỏ phiếu tín nhiệm bởi nó đánh vào tư tưởng khiến mỗi người phải thận trọng và nghiêm túc hơn. Có người cần tài sản nhưng có người rất trọng danh dự... ", đại biểu Đương nhấn mạnh.
![](http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/dc/4f/ong-anh.jpg) |
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh phát biểu tại đoàn TP HCM. Ảnh: TTXVN. |
Đồng quan điểm, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh cho rằng, việc pḥng ngừa của công an và cơ quan pḥng chống tham nhũng đối với loại tội phạm kinh tế có vấn đề. "Nếu chỉ có hơn 890 án tham nhũng như trong báo cáo của Chính phủ th́ không có ǵ phải bàn, nhưng có thật thế không?", ông Ánh đặt câu hỏi.
Và ông Phó chánh án TAND TP HCM cho hay, công an có bộ phận chuyên theo dơi hoạt động các ngân hàng sao không phát hiện những vụ tham nhũng có tổ chức, quy mô lớn trong lĩnh vực này, hay phát hiện nhưng không xử lư. Rồi SJC độc quyền phân phối vàng, chênh lệch giá trong nước và quốc tế tới 3 triệu đồng một lượng, kéo dài khiến dân bất an nhưng không có ai giám sát và can thiệp.
"Cần phải tập trung lực lượng để theo dơi sát, phát hiện sai phạm ngân hàng. Đừng để khi chuyện bị phát hiện, khởi tố một loạt v́ sai phạm mấy ngh́n tỷ đồng. Chúng ta biết nhưng không chịu phát hiện để xử lư, ngăn chặn, dẫn đến kéo dài và hệ quả quá lớn", ông Ánh đưa ra giải pháp.
Đánh giá cao công tác pḥng chống tham nhũng nhưng đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhận định, số vụ tham nhũng phát hiện đă tăng nhưng chưa tương xứng với thực tế. Một số vụ tham nhũng lớn, trong quá tŕnh điều tra lại được chuyển sang các tội danh khác nhẹ hơn. Những vụ tham nhũng xử án treo, cải tạo không giam giữ, phạt tiền... chiếm tỷ lệ lớn.
"Tham nhũng tràn lan hiện làm vô hiệu hóa nhiều hoạt động của cơ quan nhà nước. Thanh tra, kiểm toán nhiều năm phát hiện tham nhũng nhưng thường kiến nghị xử lư hành chính và ít chuyển sang xử lư h́nh sự. Hầu hết cơ quan, tổ chức không phát hiện vụ việc tham nhũng nào qua h́nh thức tự kiểm tra", ông Nghĩa nói thêm.
Tiến Dũng
VNE