Chỉ huy Hải quân Mỹ tuyên bố, trong vài năm tới, Mỹ sẽ triển khai ít nhất 300 tàu hải quân đến châu Á-TBD. Chưa biết thực hư thế nào nhưng những động thái của Mỹ thời gian qua khiến Trung Quốc phải xoay xở đối phó.
Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta tuyên bố nước Mỹ sẽ chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái B́nh Dương. Theo đó, nước này sẽ điều 60% lực lượng tàu hải quân đến Thái B́nh Dương trong thập niên tới
Đến ngày 26/10, chỉ huy Hải quân Mỹ Ray Mabus ngày 26/10 tuyên bố, trong vài năm tới, Mỹ sẽ triển khai ít nhất 300 tàu hải quân đến châu Á-Thái B́nh Dương
Chưa biết lời tuyên bố của chỉ huy Hải quân Mỹ là thật hay chỉ là "đ̣n gió" khiến Trung Quốc, nước có nhiều tranh chấp chủ quyền với các quốc gia khác trong khu vực, nhấp nhổm nhưng thực tế, thời gian qua tàu sân bay Mỹ đă lượn khắp Thái B́nh Dương. Gần đây nhất, hôm 20/10, tàu sân bay USS George Washington đă có chuyến tuần tra tại biển Đông nhằm biểu dương sức mạnh trong khu vực hiện có nhiều tranh chấp về lănh thổ. Một tàu sân bay thứ hai, chiếc USS John C. Stennis, cũng hoạt động tại khu vực Tây Thái B́nh Dương
Mỹ cũng tăng cường tập trận với các nước trong khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Có thông tin Mỹ sẽ mời Myanmar chính thức tham dự Cobra Gold (Rắn hổ mang vàng) - đợt diễn tập quân sự đa quốc gia lớn nhất thế giới, với sự tham gia của hàng ngh́n quân nhân Thái Lan và Mỹ, cùng khách mời từ nhiều nước châu Á
Ngoài ra, Mỹ cũng tập trận hải quân với Campuchia trong khuôn khổ cuộc tập trận hằng năm lần thứ 3 mang tên CARAT 2012 (Huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển). Tập trận kéo dài 5 ngày với sự tham gia của 500 binh sĩ Hải quân Mỹ và 300 binh sĩ Hải quân Hoàng gia Campuchia. Mỹ đă đưa tàu khu trục USS Vandegrift và hai tàu cứu hộ USNS Salvor và USNS Safeguard đến cảng Sihanoukville tham gia tập trận
Những động thái của của Mỹ khiến Trung Quốc nhấp nhổm. Bắc Kinh đang sử dụng sức mạnh ngày càng tăng để ngăn chặn sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á (ít nhất là chuẩn bị trước sau những tuyên bố của Mỹ). Con số chi tiêu quân sự mới của Trung Quốc trong năm nay - đặc biệt là kinh phí khá lớn và đang tăng mạnh dành cho công việc nghiên cứu và phát triển quân sự cũng như mua sắm<
Đầu tháng 3, Trung Quốc đă công bố ngân sách quốc pḥng cho 2012, và lần đầu tiên phá vỡ ngưỡng biểu tượng 100 tỉ USD. Trong thực tế, chi tiêu quân sự Trung Quốc sẽ đạt tổng 106,4 tỉ USD, tăng 11,2% so với 2011 và con số này không bao gồm các khoản chi không công bố (có thể là hàng tỉ USD mỗi năm). Không một nước nào khác, ngoại trừ Mỹ dành ba con số cho chi tiêu quốc pḥng
Báo cáo của Lầu Năm Góc nhấn mạnh: Một trong những mục tiêu an ninh quốc gia của Trung Quốc là khéo léo sử dụng những kỹ thuật quân sự hợp pháp và bất hợp pháp cho sự tiến bộ của ḿnh. Và Bắc Kinh công khai nhu cầu lợi dụng những kỹ thuật dân sự trong quá tŕnh hiện đại hóa quân sự của họ. Theo tập đoàn phân tích đầu tư tài chính Alpha Partners LLC, từ năm 2013-2015 Washington có thể bị giáng đ̣n bất ngờ nếu như Trung Quốc lợi dụng thành công những công nghệ gián điệp mạng và công bố hệ thống vũ khí hiện đại ngang tầm với Mỹ của họ
Trung Quốc đang phát triển những khả năng được gọi là “chống tiếp cận” nhằm đẩy lùi mọi cuộc tấn công từ ngoài bờ biển của ḿnh nhờ hệ thống tên lửa. Nằm trong tầm ngắm này chính là sức mạnh hải quân và không quân của Mỹ.
Với việc sắp tung ra tàu sân bay đầu tiên của ḿnh trong năm 2012, Bắc Kinh đang theo đuổi việc tự chế tạo máy bay tàng h́nh J-20 của ḿnh và tên lửa đạn đạo chống tàu được gọi là “sát thủ tàu sân bay” DF-21D có tầm bắn hơn 1.500km.
">“Trung Quốc đang sở hữu và ngày càng nâng cấp các tên lửa đạn đạo tầm trung thông thường, nhằm tăng tầm bắn để có thể tấn công với độ chính xác cao đối với các mục tiêu trên bộ hay trên biển, trong đó có cả tàu sân bay hoạt động xa bờ biển của Trung Quốc” - báo cáo hàng năm trước quốc hội của Lầu Năm Góc hồi tháng 5/2012 viết. Trung Quốc hiện sở hữu 75-100 tên lửa có tầm bắn lên đến 3.000km, 1.000-1.200 tên lửa có tầm bắn lên đến 1.000km
Về chiến lược này, nhà nghiên cứu người Mỹ ở Singapore Robert Karniol nhận định thay v́ tăng cường chạy đua vũ trang, Bắc Kinh đang t́m cách giảm thiểu công dụng và hiệu quả của vũ khí Mỹ, chẳng hạn qua việc Bắc Kinh đă phát triển các thiết bị chống vệ tinh và thiết lập các vùng chống tiếp cận ngày càng rộng trên biển
theo PNTD