(ĐVO) “Lúc ấy Lê Lợi đánh đuổi quân Minh xong rồi th́ sắm thuyền, cho ngựa để quân Minh về nước. Tướng nhà Minh không nỡ bỏ đi số vàng bạc khổng lồ mà ḿnh vơ vét được trước đó định đem về nước. Nhưng nhóm tàn quân không dám đem theo đành nghĩ ra cách chôn kho báu và trấn yểm bằng cách chôn sống một cô gái đồng trinh để làm thần giữ của. Linh hồn cô gái quỷ mị cứ quanh quất hiện lên ở ngọn núi kiên quyết giữ kho báu này khiến bao nhiêu người tham tâm t́m của là bấy nhiêu người khuynh gia bại sản, gặp chuyện không may”.
Kỳ 1: Núi giấu vàng?
Cụ Nguyễn Văn Minh, một lăo nông sống cạnh núi Bạch Tuyết, thôn Linh Thượng, xă Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội nói úp mở về “kho báu trinh nữ” mà như kể chuyện “Liêu trai chí dị” khiến ai cũng phải ṭ ṃ.
Mặc cả
Xă Vân Côn của Hoài Đức chỉ cách trung tâm Hà Nội chừng 15km về phía Tây nằm dọc theo đại lộ Thăng Long- đại lộ lớn nhất Việt Nam. Tốc độ đô thị hóa của địa lư hàng chính mới khiến xă Vân Côn và thôn Linh Thượng không c̣n là ngôi làng thuần nông mà nhà cửa cao tầng mọc lên san sát chẳng khác Hà Thành là mấy. “Đừng tưởng Vân Côn biến đổi mà văn hóa cũng biến đổi theo. Những phong tục truyền thống của làng c̣n được giữ nguyên. Chẳng thế mà câu chuyện “kho báu trinh nữ” vẫn c̣n được kể lại cho con cháu đời sau nghe măi” – lăo nông Nguyễn Văn Minh nói.
![](http://media12.baodatviet.vn/2012/10/15/C144026_CDV15.10-khobau2.jpg)
Một thầy phù thủy làm phép trấn yểm kho báu.
Cụ Minh cũng nói, Vân Côn từ ngàn xưa đă được coi là đất thiêng, địa linh nhân kiệt với nhiều tiến sỹ và danh tướng. Dưới các ngôi đền, ngọn núi, ḍng sông ở mảnh đất này chứa không ít ngọc ngà, châu báu. Sự linh thiêng ở Vân Côn hiếm có nơi nào sánh bằng nên người nơi khác nghe thầy phong thủy phán rồi về mua đất để làm nơi táng các cụ tam tứ đại hay cha mẹ khi qua đời là việc b́nh thường.
Biết chúng tôi đi t́m thực hư câu chuyện “kho báu trinh nữ”, lăo nông Minh hứa sẽ giúp cung cấp tư liệu và đưa đi t́m những nhân vật chính của câu chuyện. Nhưng cụ bảo: “Báo chí các cậu viết nhiều rồi, có tới 5-7 tờ cố đưa theo ư ḿnh nhưng toàn huyễn hoặc hay hiểu sai vấn đề đặc biệt chẳng thấy ai đi tận cùng câu chuyện cả. Nếu các cậu viết th́ phải “đến nơi, đến chốn” đấy nhé”.
“Mặc cả” xong xuôi th́ lăo nông mới chậm răi dẫn chúng tôi đến núi Bạch Tuyết- ngọn linh sơn (núi thiêng) trong ḷng người dân xă Vân Côn. Từ dưới chân núi nh́n lên, ngọn núi chỉ là một sườn dốc thoải, cây cối lưa thưa chẳng có ǵ khác lạ,ngoảnh mặt ra bên kia là ḍng sông Đáy . “Đừng vội đánh giá, cái kỳ lạ là trên đỉnh núi kia!”- như đọc được suy nghĩ của chúng tôi cụ Minh trấn an.
Những cây cổ thụ thần bí
Đạp bộ lên đỉnh th́ cảnh tượng kỳ lạ thật sự diễn ra: Bốn tảng đá lớn bạc phếch xen lẫn rêu xanh sừng sững chụm đầu vào nhau tạo thành một cái hang lớn. Điều kỳ lạ hơn nữa là trên các tảng đá đều mọc ra những cây cổ thụ bám chặt hàng trăm năm tuổi.
“Tại sao phiến đá tưởng như không sinh vật nào có thể sinh tồn ấy, kỳ lạ thay lại có nhiều thân cây tươi tốt đến như thế? Chúng là loại cây ǵ, sống bằng chất dinh dưỡng nào trên đá hay đó chính là sự linh thiêng?”- Cụ Minh hỏi mà như giải thích. Bởi theo cụ Minh, đó cũng là câu hỏi của người dân Linh Thượng và cả xă Vân Côn nhiều đời nay.
![](http://media12.baodatviet.vn/2012/10/15/C144026_CDV15.10-khobau1.jpg)
Những chiếc cây kỳ lạ mọc trên đá ở kho báu tại Vân Côn. Ảnh: Đ́nh Tú
Chỉ có một điều mà cụ Minh và người dân làng Linh Thượng dám chắc chắn khẳng định: Chẳng ǵ có thể làm cho các cây đó héo được dù có gió băo th́ cành này đổ, cành khác níu hoặc lại mọc lên xanh tốt b́nh thường.
Đi cùng với cụ Minh với chúng tôi lên núi, ông Nguyễn Đ́nh Vượng sống ngay sát chân núi Bạch Tuyết bao năm nay sống như một “hướng dẫn viên du lịch” không chuyên. Ông Vượng có hai việc chính đánh cờ tướng và dẫn khách tham quan núi Bạch Tuyết. “Làng Linh Thượng gọi núi bằng cái tên "Bạch Tuyết" cũng bới liên quan đến nơi phát tích và chôn dấu kho báu khổng lồ. Bạch Tuyết là tên gọi của cô gái đồng trinh bị chôn sống dưới hầm kia làm thần giữ của…”- Ông Vượng châm nén hương ở bệ thờ trên đỉnh bốn tảng đá rồi run run kể
![](http://media12.baodatviet.vn/2012/10/15/C144026_CDV15.10-khobau3.jpg)
Một bộ xương trinh nữ đă được ướp để coi kho báu.
“Các cụ trong làng từ hàng chục đời trước truyền lại rằng từ thế kỷ thứ XIV có người Tàu qua Việt Nam buôn bán làm ăn. Thấy thế đất Vân Côn tựa lưng vào núi, ngoảnh mặt ra sông là đất địa linh nên dựng nhà lập nghiệp, buôn bán tạo thành cơ ngơi, trở thành hàng đại phú. Thế rồi người nhà bên nước có việc lớn buộc phải để lại cơ nghiệp và một đống châu báu mà không đành ḷng. Sẵn hiểu việc phong thủy nên chọn ra cái hang có bốn tảng đá tạo thành kéo dài vào núi Vân Côn để chôn dấu của cải. Chắc ăn hơn, vị đại phú người Tàu t́m cách bắt một thiếu nữ đẹp như thiên tiên giáng trần chôn sống, trấn yểm thể đất để làm thần giữ của. Sau khi người Tàu về nước, nhiều người có ḷng tham đến hang núi cố công lấy trộm kho báu. Nào ngờ chỉ có đi mà không có về”.
Lại có truyền thuyết khác như lăo nông Nguyễn Văn Minh kể. Người chôn dấu số vàng khổng lồ ở núi thiêng không phải là một lái buôn b́nh thường mà là một tướng nhà Minh thất trận. “Truyền thuyết có nhiều nhưng các cụ già trong làng hồi tôi c̣n bé tí (ông Minh đă 82 tuổi- PV) đều khẳng định kho báu là có thật nhưng không ai t́m ra”.
(C̣n nữa)
Đ́nh Tú