R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Ngôi nhà những trái tim tan vỡ
Đêm ấy là sinh nhật lần thứ bảy của tôi. Đó cũng là lần cuối cùng tôi c̣n nhớ cảm giác ấm áp khi đượ nằm gọn trong ṿng tay của cha ḿnh…”. Người đàn bà ấy mở đầu bức thư bằng những ḍng như thế. Gần 50 tuổi đời, chị vẫn chưa thể quên những tháng năm tuổi thơ đầy đau khổ của ḿnh.
Chị sinh ra ở một miền đồi trung du thuộc tỉnh Bắc Giang. Cha là giáo viên, mẹ là xă viên một hợp tác xă thủ công nên cuộc sống cũng không đến nỗi nào. Là con một, chị nhận được sự yêu chiều của cả cha lẫn mẹ. Nhưng những ngày tháng ngọt ngào ấy không kéo dài được lâu. Cha chị phải đi dạy học xa nhà. Mẹ chị vốn là người đàn bà có nhan sắc nên dẫu có chồng con nhưng vẫn được nhiều người theo đuổi.
Trong số những người theo đuổi mẹ chị, có một người là kế toán hợp tác xă. Người đàn ông này ngoài 30 tuổi nhưng vẫn không lập gia đ́nh. Gần như chiều nào ông ta cũng đến nhà chị, khi th́ giúp mẹ chị dọi lại mái nhà, khi th́ chỉ đơn giản là đến chơi với mẹ con chị, hút thuốc lào, nói chuyện vă đến khuya. Lâu lâu cha chị mới về nhà, thoảng có nghe xóm giềng đàm tiếu, cha chỉ cười. Cho đến khi…
“Hôm đó tôi vừa tṛn 7 tuổi, cha đạp xe hơn 40 cây số từ trường về nhà th́ đêm cũng đă khuya. Tôi vừa thiu thiu ngủ. Ngoài gian nhà chính, chú Hoạch (người kế toán hợp tác xă) vẫn ngồi nói chuyện với mẹ. Cha bước vào nhà, cười nói rất to, tôi c̣n nhớ cha phân bua với mẹ là định về từ sớm nhưng vướng lễ kết nạp Đảng cho một giáo viên trẻ nên măi 5h chiều mới dứt ra được.
Nghe tiếng cha, tôi vùng dậy, chạy đến. Cha ôm tôi vào ḷng, hít hà và rối rít hỏi thăm sao sinh nhật mà lại ngủ sớm thế. Tôi bảo: “Con chờ cha về nhưng chú Hoạch nói cha bận, không về đâu. Con tưởng thế nên đi ngủ”.
Nghe vậy, cha cười gằn, quay sang nh́n chú Hoạch: “Từ nay tôi cấm anh bén mảng đến đây!”. Chú Hoạch lắp bắp phân trần ǵ đó nhưng cha túm cổ áo lôi ra khỏi cửa. Mẹ can, cha đẩy mẹ ngă xuống thềm nhà. Chú Hoạch về rồi, cha mẹ căi nhau rồi mỗi người một ghế, bó gối ngồi tới sáng. Khi tôi thức dậy, cha đă đi tự bao giờ...”
Người phụ nữ nói trên viết rất dài, có chỗ nhoè mực, có thể do người đàn bà ấy vừa viết vừa khóc. Chị kể rằng, sau đêm đó, chủ nhật nào cha chị cũng về, dù trời mưa hay nắng. Tính t́nh ông thay đổi lạ thường. Ông lầm ĺ, không nói năng ǵ ngoài việc hỏi han t́nh h́nh học hành của con gái. Hỏi xong, bao giờ ông cũng t́m ra lư do ǵ đó để đánh con. Ban đầu, người mẹ xót con, cũng t́m cách can ngăn. Nhưng càng ngăn, người cha càng dữ đ̣n hơn. Sau đó th́ cả người mẹ cũng vậy, cũng luôn t́m ra lư do để đánh đập, chửi bới chị.
Không khí gia đ́nh chị ngày càng thêm lạnh lẽo. Không ai nói với ai câu ǵ. Chị lớn lên cùng đ̣n roi, mẹ chị ngày càng héo hon và thêm phần nghiệt ngă. Cha th́ lầm ĺ dù ngày càng thăng tiến trong nghề nghiệp.
Năm 17 tuổi, chị yêu một người lái xe đường dài rồi theo về làm vợ anh. Quê chồng cách làng chị chỉ chưa đầy 50 cây số nhưng gần 30 năm qua, chị không về quê cũ. Chị muốn quên đi cái tuổi thơ đau buồn của ḿnh…
Gần 50 năm tuổi đời, bao nhiêu kư ức đau buồn từ những ngày thơ ấu bỗng ùa về phủ kín tâm tư người đàn bà ấy giữa một ngày cuối hạ. Ấy là khi chị nhận được thư của người cha gần đất xa trời. Người cha của chị biết thời gian của ḿnh không c̣n bao lâu nữa. Bao nhiêu lời gan ruột, bao nỗi niềm của cuộc đời, ông dồn hết sức tàn viết những ḍng sám hối cho người con duy nhất với khát vọng được ôm con vào ḷng một lần nữa trước khi nhắm mắt.
| Bao nhiêu kư ức đau buồn từ những ngày thơ ấu bỗng ùa về... | Lá thư của người cha khiến bao nhiêu hồi ức đắng cay của một tuổi thơ bị hắt hủi, và cả những cảm giác ấm áp của lần cuối cùng được nằm trong ṿng tay tŕu mến của người cha bỗng thức dậy khiến chị xốn xang. Quan trọng hơn nữa, với lá thư này, chị đă phần nào lư giải được v́ sao cha mẹ chị lại đối xử với con ḿnh như vậy.
“…Lần cuối cùng ta ôm con là cái đêm con tṛn 7 tuổi. Khi ấy, trong ḷng ta chỉ nghĩ đến một điều là giá như ta có thể đem con đi thật xa ngôi nhà này. Thực ra, từ trước đó lâu rồi, ta đă muốn chia tay mẹ con. Ta đă từng đau khổ rất nhiều v́ những lời dị nghị về mẹ con khi ta vắng nhà. Ta cũng nhận được sự cảm thông từ một người phụ nữ khác.
“Đêm đó, ta đă nói hết với bà ấy. Ta nói rằng cả ta và bà ấy đều đă phụ nhau th́ tốt nhất là không nên chung sống nữa. Bà ấy xin ta tha thứ nhưng ta không thể. Và bà ấy nói rằng, với giá nào bà ấy cũng không buông tha cho ta. Đêm ấy, ta định ôm con bỏ đi, nhưng bà ấy bảo rằng sẽ đến trường làm ầm ĩ mọi chuyện. Con cũng biết, thời bấy giờ bỏ vợ là một chuyện tày trời, mà ta lúc đó đang được cân nhắc bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Bởi vậy, dù không c̣n t́nh cảm ǵ nhưng ta phải cắn răng sống cùng bà ấy. Cuối tuần nào ta cũng trở về nhà với cơi ḷng hoang vắng.
“Ta đau đớn khi phải đánh con, nhưng ta muốn bà ấy hiểu rằng, cuộc sống như thế này chỉ đem lại đau khổ cho mọi người. Nhưng có lẽ cuối cùng, cả ta, cả bà ấy, và cả con đều quen với điều đó. Thói quen hành hạ nhau đă trở thành một nếp gấp, một cái rănh sâu trong suy nghĩ của chúng ta, không lấp đi được nữa.
“Mười năm sau, con bỏ nhà ra đi. Ta được điều về công tác ở pḥng giáo dục huyện nhà. Ta và bà ấy sống với nhau như hai cái bóng dưới một nếp nhà, mỗi người một nồi cơm, không chuyện tṛ. Lần đầu tiên chúng ta nói chuyện với nhau là khi nghe tin con sinh thằng cu Thiệu. Đắn đo măi rồi chúng ta mới quyết định cùng nhau đi thăm con.
“Đến nhà con, ta không dám vào, dựng xe đạp đứng ngoài ngơ dong. Mẹ con vào một lát rồi tất tưởi quay ra, cái giỏ tre đựng chục trứng gà vẫn khoác trên vai, vừa đi vừa lau nước mắt. Ta biết con không tha thứ cho chúng ta. Sau đận ấy, mẹ con ốm liệt giường và không gượng dậy nổi.
“Năm đó, ta mới ngoài 40. Bà ấy bảo ta đi bước nữa nhưng ta chẳng c̣n thiết đến cả sống, nói ǵ đến việc ấy. Gần 30 năm qua, ta sống mà như đă chết rồi, chẳng ham muốn bất cứ thứ ǵ ngời việc được gặp lại con một lần trước khi chết hẳn…”
Người phụ nữ gửi bức thư này muốn nhận được một lời khuyên, rằng chị có nên tha thứ cho người cha của ḿnh?
Trung Tuyến
|