Khu liên hiệp thể thao Quốc gia Mỹ Đ́nh đang gầy ồn ào trong dư luận v́ bị tư nhân hóa, thương mại hóa và bị "xẻ thịt" không thương tiếc. Ít ai biết khu liên hiệp này c̣n có một công tŕnh xây dựng hoành tráng, hiện đại bậc nhất về y học thể thao trong khu vực Đông Nam Á. Công tŕnh này cũng đang ở trong t́nh trạng tồi tệ.
Hư hỏng, sụt lún, thấm dột ...
Bệnh viện Thể thao Việt Nam (VSH) là bệnh viện chuyên ngành đầu tiên và duy nhất hiện nay của cả nước dành cho vận động viên, huấn luyện viên và người dân bị chấn thương trong quá tŕnh hoạt động thể thao. Với diện tích xây dựng 15.000m2 nằm trong Khu liên hợp thể thao Quốc gia, VSH có kiểu dáng hiện đại, đồ sộ được coi như là nơi khởi đầu cho sự phát triển của y học thể dục thể thao nước nhà.
Bệnh viện Thể thao Việt Nam có bề ngoài hiện đại, hoành tráng.
Thế nhưng, ít ai ngờ sau vẻ ngoài hoành tráng, bên trong VSH lại ngổn ngang vật liệu, sụt lún, hư hỏng. Ngay từ lối vào bệnh viện, đập vào mắt là một vết nứt chạy dài hàng chục mét giữa nền nhà và tam cấp. Nhiều đoạn tường bị nứt toác, có chỗ có thể đút lọt cả ngón tay vào. Vỉa hè bao quanh, đường cống thoát nước mất nắp, bị xô lệch lổn nhổn, nhiều đoạn bị sạt hẳn, hoặc gạch lát bị bóc đi. Nền ṭa nhà bị lún đă kéo lệch các cửa pḥng, một số cửa kính bị ép nứt.
Hệ thống cống thoát nước cũng như nền xung quanh công tŕnh đă bị hư hỏng.
Sân sụt hẳn xuống so với bậc tam cấp.
Nền nhà gạch bị bong tróc, sụt lún.
Theo bà Vũ Thị Bích Loan, Trưởng pḥng Tổ chức – Hành chính VSH cho biết: VSH là bệnh viện đa khoa hạng II theo xếp hạng của Bộ Y tế với quy mô 100 giường bệnh, 15 khoa và được đưa vào sử dụng hơn 5 năm (từ tháng 5/2007 đến nay).
Bà Loan cho biết: "Việc lún sụt ở trước cửa, vỉa hè đă sửa vài lần nhưng vẫn lún. Lún là do nền móng xây dựng từ đất nông nghiệp. C̣n việc dột ở các tầng là do thiết kế kiểu châu Âu không phù hợp với điều kiện ở ta". Để đối phó với t́nh trạng này, viện đă phải dùng xô chậu để hứng nước.
Trần cách nhiệt thủng, nền nhà trơn trượt do nước dột.
Ngay từ những ngày đầu được đưa vào sử dụng, nhiều chỗ đă khắc phục nhưng tiếp tục lún, nứt tiếp nên bệnh viện vẫn đang chờ đợi nguồn vốn kinh phí từ nhà nước để tiếp tục sửa chữa.
T́nh trạng trên cần sớm được giải quyết
VSH là một công tŕnh trọng điểm quốc gia nhằm chuẩn bị cho SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2003. Công tŕnh do Viện Khoa học thể dục thể thao (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) làm chủ đầu tư, Công ty Vinaconex 15 là đơn vị thi công. Công tŕnh có tổng mức đầu tư trên 52 tỉ đồng, gồm cả phần xây dựng và thiết bị, máy móc, trong đó phần xây dựng là hơn 30 tỉ đồng. Việc thi công tiến hành từ năm 2001 nhưng v́ nhiều lư do, đến năm 2007 bệnh viện mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Khi dự án được phê duyệt, nhiều người coi VSH là một khâu đột phá cho sự phát triển của y học thể dục thể thao Việt Nam, là hiện đại nhất Đông Nam Á về y học thể thao bởi mức đầu tư lớn, thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, các trang thiết bị đều là loại tốt nhất.
Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên, trước t́nh trạng sụt lún, thấm dột của bệnh viện, các y bác sỹ ở đây đều có chung tâm lư lo ngại các thiết bị y tế có giá trị tiền tỉ được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước có thể bị hư hại.
T́nh trạng cơ sở hạ tầng hư hại, sụt lún đang xảy ra tại các khoa của viện như: Khoa Khám bệnh, khoa Răng Hàm Mặt, khoa Mắt, pḥng Hành chính... đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động chuyên môn khám, chữa của bệnh viện. T́nh trạng dột do nước mưa cũng đă ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, các thiết bị điện của bệnh viện thường xuyên xảy ra chập cháy, hỏng hóc do nền bị lún làm đứt đường điện ngầm phía dưới...
Sụt lún nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn tới công tác khám chữa bệnh (Ảnh chụp tại khoa Mắt, Tai-mũi-họng).
Cũng theo bà Vũ Thị Bích Loan, Trưởng pḥng Tổ chức – Hành chính VSH: “Mới đây chúng tôi được cấp kinh phí sửa chữa theo ngân sách nhà nước nên viện sẽ tiến hành sửa chữa ngay, nhằm khắc phục những t́nh trạng hư hỏng, sụt lún đang xảy ra”.
Nhóm phóng viên Petrotimes