Thay v́ đếm cỗ cưới (không quá 50 mâm) nay quyết định đếm người (đến dự cưới không quá 300) là nội dung Chỉ thị "Về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn TP.Hà Nội” vừa ban hành, trong khi không ít nghi ngại của nhiều người cho rằng, làm vậy có cào bằng văn hóa, có mệnh lệnh hóa một việc không đáng, có tiên liệu được không? "Trong xă hội bây giờ dứt khoát không thể b́nh quân và mệnh lệnh như thời xưa được”, PGS.TS Nguyễn Văn Huy b́nh luận.
Với mục đích mong muốn thực hiện việc cưới trang trọng, tiết kiệm
nhưng cần đưa vào vận động, tự giác không nên áp vào quy định, chế tài
Ảnh: T.L
Khách tới quá quy định, giải quyết sao?
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra. Trước hết ai theo dơi giám sát, "ai đếm số người tới dự để chắc có vượt số quy định 300”? Theo Chỉ thị th́ "Ủy ban Kiểm tra Thành ủy được phân công trách nhiệm hướng dẫn việc giám sát, kiểm tra, xử lư kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên vi phạm chỉ thị này”, nhưng chưa rơ cụ thể là ai. Chuyện đám cưới là chuyện của mỗi gia đ́nh, có mời mới tới, có được phép gia chủ mới vào dự (hoặc vào đếm). Có quy định nào rằng đám cưới cán bộ đảng viên văn minh tiết kiệm phải mời thêm cả người vào "giám sát, kiểm tra” không? Nếu mời, có tính đó là "một suất ngoài 300” không? Quá đông đám cưới trong một ngày, ai đi đếm cho xuể? Khách đến dự cưới quá số quy định (mời một thiếp - đi một đôi), BTC giải quyết sao?
Cho dù có mục tiêu nhân văn đến mấy, đám cưới mà lăm lăm quy định số người thay v́ số mâm thật sự đáng phải bàn. Nó động chạm tới quyền công dân. Nhà giàu chính đáng có quyền làm đám cưới to hơn nhà nghèo chứ - đó cũng là lẽ công bằng, như người đi xe đạp, người đi ô tô tùy hoàn cảnh, sở thích. GS.TS. Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng Viện Đông Nam Á cho rằng, quy định của Hà Nội về khách mời tiệc cưới không quá 300 người là một mệnh lệnh hành chính không phù hợp, không dân chủ. "Đối với những vấn đề nặng tính tập quán, cá nhân như thế này th́ khó mà quy định. Những ǵ thuộc đời sống gia đ́nh, cá nhân th́ ra những quy định, mệnh lệnh hành chính là không phù hợp. Chúng ta cần có cách vận động dân chủ, phù hợp hơn. "Đối với việc đem các quy định cụ thể, cứng nhắc áp đặt vào cuộc sống sẽ gây ra nhiều điều bất cập. Khách tới dự đám cưới mà quá số người th́ gia chủ đuổi khách về để làm đúng quy định, hay buộc phải vi phạm, chịu phạt để lễ cưới được suôn sẻ?”.
Lệ phải trọng Luật
Không Luật nào quy định mức chi tiêu của công dân phải bao nhiêu cho việc ǵ, sao lại quy định số người tới dự cưới, coi mời 300 người là "tiết kiệm” hoặc không xa hoa lăng phí là qua điều tra xă hội học hay chỉ là ước tính chủ quan, nhất là nước ta đang phấn đấu dân giàu nước mạnh?
Thực tế cuộc sống đa dạng, phải vận động nhiều chiều mới có kết quả chứ chỉ có mệnh lệnh hành chính một chiều th́ khó có thể có kết quả. Có nhiều việc phải ra lệnh nhưng có những việc không nên ra lệnh. "Nếp sống của người dân, tập tục của người dân sẽ được thực hiện theo ư thức của họ. Chúng ta chỉ có thể định hướng và vận động. Ngay như lễ hội, chúng ta cũng chỉ có thể tập trung vào định hướng, hạn chế tiêu cực chứ không thể can thiệp quá sâu vào phong tục truyền thống”, GS.TS. Phạm Đức Dương nói.
Sẽ là áp lực rất không cần thiết cho chính gia đ́nh tổ chức lễ cưới khi người được mời chưa chắc đă đi mà không mời th́ lại sợ bị trách. Chả nhẽ lại chú thích dưới thiếp cưới, "đi hay không mong liên lạc sớm số đt… để tiện thu xếp, xin cám ơn”. Quy định một việc lớn liên quan đến đời người mà vụn vặt, cụ thể quá chắc rất khó thực hiện.
Đừng quá duy ư chí
"300 khách mời là một quy định cứng nhắc. Nếu muốn cấm sự xa hoa, xa xỉ của họ, làm cho cán bộ gần dân theo tư duy kiểu này th́ có nhiều thứ phải cấm lắm, ví như cấm cán bộ không được chơi golf, không được dùng ô tô riêng đi làm... Xin đừng chỉ quá vụn vặt mà lại động đến quyền công dân!”, PGS.TS Nguyễn Văn Huy thẳng thắn bày tỏ.
Như đă nói, trong xă hội hiện nay có sự phân hóa giàu nghèo. Cũng mời 300 người mà số tiền chi gấp nhau cả ngàn lần th́ sao? Có người muốn cưới 30 mâm cũng chả có tiền. Cào bằng nhu cầu văn hóa đó là điều không nên.
… Thay đổi một quan niệm cưới xin không lành mạnh là cần thiết, thế nhưng ngẫm ra thấy ta đang duy ư chí quá. Muốn xây dựng mô h́nh cưới hay cũng phải dựng khoảng chục mô h́nh dựa trên cơ sở văn hóa, tâm lư, xă hội của nhiều nhóm để giải quyết vấn đề. Mô h́nh ấy chỉ nên là một dạng "hương ước” nội bộ mang tính tự nguyện mà thôi.
Nhà sử học Bùi Thiết: Nên khuyến khích tiết kiệm chứ đừng cấm!
Thời gian qua đă xuất hiện quá nhiều quy định… lăng xẹt, thiếu thực tế, không phù hợp với hoàn cảnh chung. Ban hành ra xong không ai làm theo cũng không thấy ai xử phạt, ví dụ như cấm hút thuốc lá nơi công cộng, cấm uống rượu trong công sở,… Việc Thành ủy Hà Nội kư ban hành Chỉ thị về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố, theo tôi nghĩ là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Tuy nhiên, việc đưa ra quy định cán bộ, đảng viên khi tổ chức cưới chỉ được tổ chức dưới 50 mâm cỗ, và bây giờ "khống chế” số lượng khách mời dự tiệc không quá 300 người, không được tổ chức tiệc cưới nhiều lần, không được tổ chức ở những nơi xa hoa như khách sạn 5 sao… là cứng nhắc. Đời sống xă hội nói chung c̣n nhiều khó khăn nhưng chúng ta không thể cấm đoán cán bộ, đảng viên tổ chức cưới hỏi cho con em ḿnh bằng chính những đồng tiền do họ làm ra một cách chính đáng. Chúng ta cũng không thể chốt khách mời thay gia chủ bởi "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Càng không thể cứng nhắc bắt người dân chỉ được tổ chức một lần tiệc cưới, bởi thực tế, mỗi gia đ́nh một khác: Có người một buổi th́ xong, vài ba mâm cỗ cũng xong nhưng có người buộc ḷng phải tổ chức tiệc làm nhiều lần, ở thành phố rồi lại phải về quê. Cuộc sống nó khác, với rất nhiều ràng buộc về mặt t́nh cảm. Đừng lấy một cái mẫu ra làm chuẩn để áp đặt tất cả phải tuân theo. Tôi nghĩ, chúng ta nên tuyên truyền, khuyến khích nhân dân, cán bộ sống tiết kiệm, văn minh nhưng không nên đưa ra sự cấm đoán. Mà cùng với quy định "không quá 300 người”, chế tài nào sẽ kèm theo để xử phạt? Nhân lực thực hiện ra sao?... Đừng mới nh́n thấy khó, thấy không ổn là cấm!
Hoàng Phố (ghi)
Nhà văn Vũ Tú Nam: Vận động nhân dân tiết kiệm không phải bằng một quy định hành chính
Tôi thấy Hà Nội quy định như thế là cũng có lí do. Gần đây có một số gia đ́nh sống xa xỉ quá, nhất là cán bộ có chức có quyền muốn tổ chức đám cưới to ở khách sạn lớn, đông người như một cách kinh doanh đám cưới không lành mạnh. V́ vậy, tôi hiểu chủ trương của Hà Nội làm thế để hạn chế t́nh h́nh này trong bối cảnh nền kinh tế c̣n đang khó khăn Tổ chức đám cưới to th́ làm cho những người đi mừng cũng khó khăn, nên chủ trương nhằm giúp đám cưới vẫn vui vẻ truyền thống theo đúng lễ nghĩa mà đơn giản, t́nh cảm là chính chứ không phô trương h́nh thức, không nặng về số lượng mâm cỗ, người đến dự…
Mục đích của Chỉ thị là tốt nhưng nó là quy định hành chính nên chỉ có tác dụng đối với cán bộ, đảng viên của thành phố chứ với đại đa số người dân th́ không có tác dụng nhiều. V́ vậy theo tôi nên tiến hành tuyên truyền, vận động người dân để họ nhận ra được t́nh h́nh thực tế đang rất khó khăn, nhiều người kiếm sống không hề dễ dàng… Chỉ khi dân chúng hiểu th́ họ sẽ tự giác thực hiện chứ không ai, không quy định nào có thể bắt buộc họ được hoàn toàn.
Báo Đại Đoàn Kết cũng như các phương tiện truyền thông khác nên có những mẩu chuyện, tin… nhằm giáo dục, khơi gợi cho người ta biết t́nh h́nh kinh tế khó khăn hiện nay th́ nên cưới như thế nào để vừa hợp với truyền thống văn hóa, hợp đạo lí mà bọn trẻ cũng vui, thấy đám cưới đáng trân trọng thật sự. Đám cưới sẽ không tốn kém quá nhiều thời gian và tiền bạc. Tôi tin rằng thông qua các tấm gương người tốt việc tốt mà báo chí phản ánh về những đám cưới theo đời sống văn hóa mới sẽ giúp người dân tự giác noi theo.
G.Anh (ghi)
Thanh Như/daidoanket