Ấn Độ đă phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa 3 tầng Agni-5 có tầm bắn trên 5.500km. Theo tiêu chuẩn tên lửa hành tŕnh, tầm bắn này đă chạm tới quy chuẩn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Hiện trên thế giới chỉ có 5 quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa là Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc, ngoài ra c̣n có một số quốc gia nhăm nhe gia nhập “Câu lạc bộ” này, nhưng chỉ có Ấn Độ là có triển vọng nhất mặc dù họ là nước đi sau về công nghệ tên lửa.
Hiện Ấn Độ đang phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo mang tên vị thần lửa của họ là “Agni” (tức Liệt Hỏa) với 5 phiên bản cùng các tầm bắn và mục tiêu khác nhau. Agni-1 là loại tên lửa tầm gần 1 tầng, tầm bắn chỉ đạt 500-700km; Agni-2 và Agni-3 là tên lửa đạn đạo tầm trung; Agni-4 là tên lửa đạn đạo tầm trung, cận xa; c̣n Agni-5 là tên lửa đạn đạo tầm xa, tiệm cận với tên lửa xuyên lục địa.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3 có tầm bắn 3.500km
Tên lửa 2 tầng Agni-2 được đưa vào trang bị năm 2002, là loại tên lửa tầm trung chủ lực của quân đội Ấn Độ, có tầm bắn 2.500km được phát triển trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm trong nghiên cứu, chế tạo tên lửa đạn đạo tầm gần Agni-1 và sử dụng chính Agni-1 làm tầng thứ nhất.
Không chỉ được lắp đặt trên các xe vận tải như nguyên mẫu, Agni-2 c̣n có thể vận chuyển bằng đường sắt và các hệ thống thiết bị phóng tổng hợp. Tầm bắn và khả năng cơ động của Agni-2 giúp nó có phạm vi kiểm soát gần 1/3 diện tích châu Á.
Loại tên lửa được Ấn Độ phát triển tiếp theo là tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3, bắt đầu trang bị cho quân đội năm 2011. Agni-3 có tầm bắn 3.500km với đầu nổ nặng 1 tấn (tối đa là 1,8 tấn), bao gồm cả đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân, sức công phá của đầu đạn tương đương 250.000 – 300.000 tấn thuốc nổ.
Trọng lượng phóng của Agni-3 khoảng 50 tấn, không thể lắp đặt được trên xe vận tải nên nó chỉ có thể phóng từ bệ phóng di động trên đường sắt hoặc từ các giếng phóng.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-4 có đường kính và trọng lượng nhỏ hơn Agni-3 nhưng tầm bắn lớn hơn
Agni-3 bảo lưu được tính năng cơ động của các tên lửa đời trước, đồng thời cải thiện các chỉ tiêu về tầm bắn và trọng lượng. V
ới tầm bắn 3.500km, tất cả các trung tâm hành chính lớn của thủ đô Bắc Kinh đều nằm trong tầm kiểm soát của nó. Và tất nhiên là toàn bộ lănh thổ của địch thủ truyền kiếp của Ấn Độ cũng không ngoại lệ, bộ đội tên lửa của họ không cần bố trí sát biên giới cũng có thể phá hủy bất cứ mục tiêu nào trên đất Pakistan.
Đến nay, tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-4 đă phóng thử 3 lần. Tháng 12/2010, vụ phóng thử đầu tiên đă thất bại do hệ thống điều khiển hỏa lực bị trục trặc. Lần thứ 2, tên lửa đă thử nghiệm thành công vào tháng 11/2011.
Ngày 19/09 vừa qua, Ấn Độ đă phóng thử thành công tên lửa Agni-4 lần thứ 3 tại một băi phóng trên vịnh Bengan. Agni-4 là loại tên lửa 2 tầng nhiên liệu rắn dài 20m, tầm bắn trên 4.000km, trọng lượng phóng 17 tấn với đầu đạn nặng 1 tấn.
Trọng lượng của nó chỉ bằng 1/3 tên lửa Agni-3 do vỏ bọc tên lửa làm bằng hợp kim tổng hợp. Tên lửa được dẫn đường bằng con quay hồi chuyển laser ṿng, hệ thống định vị quán tính INS – định vị toàn cầu GPS, radar tham chiếu địa h́nh đoạn cuối.
Ngay khi mới kết thúc bắn thử nghiệm Agni-3; Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc pḥng Ấn Độ (DRDO) đă công khai tuyên bố chuẩn bị phóng thử nghiệm Agni-5, có thể mang theo 3 đầu đạn hạt nhân.
Kế hoạch ban đầu là quư I năm 2011 sẽ tiến hành thử nghiệm, nhưng sau mấy lần thay đổi thời gian để khắc phục triệt để những thiếu sót về kỹ thuật, lần phóng thử đầu tiên đă diễn ra vào trung tuần tháng 4/2012.
Ngày 19/04/2012, vụ phóng thử đă thành công tốt đẹp, loại tên lửa 3 tầng, sử dụng công nghệ đầu đạn đa phân hướng (MIRV) này đă bắn trúng mục tiêu xa hơn 5.000km.
Cấu trúc 3 tầng của tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5
Quan chức đại diện cho tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc pḥng Ấn Độ đă xác nhận, Agni-5 có tầm bắn trên 5.500km, mà theo tiêu chuẩn tên lửa hành tŕnh, tầm bắn này đă chạm tới quy chuẩn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Dự kiến, trong 2 năm 2014–2015, tên lửa sẽ được sản xuất hàng loạt và đưa vào trang bị. Ngoài ra, gần đây các kỹ sư Ấn Độ đă bắt tay vào nghiên cứu đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường. Điều này sẽ cải thiện đáng kể khả năng tác chiến cho tên lửa và đưa tiềm lực vũ khí, trang bị Ấn Độ lên một tầm cao mới.
Sau bản báo cáo thử nghiệm đầu tiên thành công của Agni-5, tháng 5 năm nay Ấn Độ đă tuyên bố phát triển một loại tên lửa mới là Agni-6.
Đây là loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn trên 10.000 km, sử dụng công nghệ đầu đạn đa phân hướng với tối đa 10 đầu đạn hạt nhân. Với tŕnh độ công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm phát triển tên lửa đạn đạo tự thân của Ấn Độ, có thể khẳng định trong tương lai không xa Agni-6 sẽ được tŕnh làng.
Chưa rơ tiến độ chế tạo loại tên lửa này đă đến giai đoạn nào nhưng cũng phải thừa nhận, mấy năm gần đây Ấn Độ đă trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới, điều này chứng tỏ sự coi trọng của Ấn Độ đối với tiềm lực quốc pḥng của họ.
Đồng thời với việc mua sắm rất nhiều vũ khí, trang bị, New Dehli c̣n rất nhiều hạng mục hợp tác chế tạo với nước ngoài (chủ yếu là Nga), ngoài ra họ c̣n nỗ lực tự nghiên cứu, phát triển một số hệ thống vũ khí đặc biệt quan trọng bao gồm tên lửa đạn đạo, hệ thống pḥng thủ tên lửa và vũ khí hạt nhân.
Điều này chứng tỏ, cùng với hệ thống pḥng thủ tên lửa và vũ khí hạt nhân, Ấn Độ đang ôm mộng trở thành lănh tụ chính trị, quân sự của châu Á, mà muốn thực hiện được điều đó tất nhiên Ấn Độ phải là đối trọng của Trung Quốc với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 có tầm bắn trên 14.000km.
Báo cáo cho biết, Ấn Độ sẽ cơ bản hoàn thành giai đoạn tổ chức lực lượng hạt nhân của ḿnh trước năm 2020 với lực lượng ṇng cốt là vài trung đoàn tên lửa đạn đạo tầm xa và xuyên lục địa cùng với 4-5 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược và lực lượng máy bay tiêm kích bom và ném bom chiến lược có khả năng mạng đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân để h́nh thành lực lượng hạt nhân “Tam vị nhất thể”.
Trước khi lực lượng hạt nhân “Tam vị nhất thể” được h́nh thành, tạm thời ṇng cốt của lực lượng tên lửa Ấn Độ sẽ là loại Agni-6 với tầm bắn trên 1 vạn km. Sự ra đời của nó sẽ làm thay đổi đáng kể cán cân lực lượng quân sự ở khu vực châu Á, đưa Ấn Độ trở thành một quốc gia hàng đầu ở “lục địa Vàng”, với lực lượng vũ trang được phát triển toàn diện một cách thực chất.
Theo ANTĐ