Từng là nơi mua sắm chủ yếu của người tiêu dùng nhưng hoạt động của các chợ ngày càng èo uột. Cách thức bán buôn quá cũ đă góp phần... đuổi khách.
|
Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cách bán hàng tại các chợ truyền thống đang khiến khách hàng quay lưng. Ảnh: Anh Quân |
Chiều, khu vực chợ tạm quanh chợ Nhị Thiên Đường (quận 8, TP HCM) khá đông đúc. Tại khu vực bán cá, một người đàn ông trên 40 tuổi cố lách xe vào một sạp hàng, hỏi mua cá rô. Đường chật, lúc lui ra, đuôi xe đụng vào mâm cá điêu hồng của người bán hàng bên cạnh, cá trên mâm rơi hết xuống thau nước kê phía dưới. Người đàn ông đă lí nhí xin lỗi nhưng bà bán cá vẫn trợn trừng mắt, mắng: "Làm đổ hết cá của người ta, xin lỗi một tiếng là huề sao?". Chứng kiến cảnh này, nhiều người chỉ biết lắc đầu bỏ đi. "Buôn bán kiểu này, không ế mới lạ", một phụ nữ đi chợ chép miệng.
T́nh trạng cân thiếu, nói thách cũng diễn ra rất phổ biến tại các chợ. Tại một số chợ lớn như chợ Bến Thành (quận 1), chợ G̣ Vấp (quận G̣ Vấp), chợ B́nh Chánh (huyện B́nh Chánh),... phóng viên bắt gặp nhiều ánh mắt khó chịu của khách đi chợ. Tại khu vực thực phẩm tươi sống ở chợ G̣ Vấp, một cuộc căi vă diễn ra giữa người bán và người mua. Bà Tiên, khách hàng, hỏi mua con cá điêu hồng nhỏ, người bán lại làm sạch con cá lớn hơn, ép mua. Bà Tiên giải thích nhà ít người, mua con lớn ăn không hết nên nếu không bán con cá đă chọn, bà không mua nữa. Ép khách không được, người bán hậm hực: "Không mua th́ thôi, đă kỳ kèo trả giá rồi c̣n khó chịu".
Tại một số chợ loại 1 như Bến Thành, An Đông,... t́nh trạng này cũng không khá hơn, đặc biệt, việc nói thách rất phổ biến. Tại sạp quần áo của bà N.T.Hồng (chợ Bến Thành), chúng tôi hỏi mua một áo thun trơn b́nh thường, bà "hét" giá 120.000 đồng, c̣n khoe "giá này mềm rồi, chị bán cho khách nước ngoài tới 10 USD/cái". Trả giá một hồi, cái áo được bán với giá... 50.000 đồng.
Ở đây, hầu như tất cả các sạp bán quần áo, giày dép, đồ lưu niệm... đều đưa ra mức giá trên trời như vậy; khách hàng không quen đi chợ, ngại trả giá chắc chắn mua hớ. T́nh trạng cân thiếu, không niêm yết giá hoặc bán không đúng giá niêm yết vẫn diễn ra hằng ngày khiến nhiều người ngán ngại.
Nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là giới văn pḥng, đă bỏ hẳn thói quen mua sắm ở chợ v́ "vừa dơ vừa mắc, lại không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm".
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cũng thừa nhận ngoài nạn cân thiếu, nói thách, không niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết,... nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hàng hóa là hạn chế lớn của chợ truyền thống. Ngoài ra, thói quen tiêu dùng thay đổi nên người tiêu dùng thích mua hàng ở siêu thị để bảo đảm nguồn gốc xuất xứ rơ ràng, môi trường mua sắm sạch sẽ, thoáng mát. Bên cạnh đó, đa số chợ đều xây dựng từ trước năm 1975, mặc dù có sửa chữa nâng cấp nhưng vẫn khá xập xệ, xuống cấp.
Chính những tồn tại này đă "đẩy" người tiêu dùng ngày càng xa chợ, măi lực các chợ giảm dần theo từng năm. Giai đoạn hệ thống bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện ích) phát triển mạnh, chợ là kênh mua sắm chính, chiếm hơn 70% măi lực. Hiện tại, tỉ lệ này đă đảo ngược. Một số ban quản lư chợ cho biết lượng khách đến chợ hiện giảm đến 50% hoặc 60% so với 2 năm trước đây.
Để "làm mới" chợ, 3 năm nay, nhiều lớp đào tạo huấn luyện kỹ năng bán hàng cho tiểu thương các chợ đă được mở nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Nguyên nhân một phần là do số lượng tiểu thương tham gia các khóa học c̣n rất thấp (trong 3 năm, chỉ khoảng 3.000 tiểu thương tham gia các khóa học).
(Theo Người lao động)