Ngân hàng Việt Nam như tiệm cầm đồ
(NDHMoney) Ngân hàng Việt Nam hiện nay giống như tiệm cầm đồ, nếu có sổ đỏ, sổ xanh...là có thể được vay vốn.
Tại một cuộc hội thảo chứng khoán gần đầy, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng thay v́ cần quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hay khách hàng khi vay vốn, các ngân hàng Việt Nam lại chỉ quan tâm trước tiên tới liệu khách hàng có ǵ thế chấp, cầm cố, sổ đỏ, sổ xanh...hay không.
Nhiều ngân hàng có sân sau là doanh nghiệp. Ảnh minh họa.
Nếu khách hàng có sổ đỏ trị giá 10 tỷ đồng, như vậy ngân hàng sau khi định giá, có thể cho vay 5-7 tỷ đồng. “Điều này hoàn toàn khác với ở Mỹ,” ông Thành, người có nhiều năm làm ngân hàng tại Mỹ và hiện là cố vấn cao cấp của nhiều tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu thế giới, chia sẻ.
Ông Thành lấy ví dụ rằng, khi ông c̣n làm ở một ngân hàng tại Mỹ, ông đă “duyệt” cho vay một khách hàng là 250.000 USD, khi vốn tự có của khách hàng này chỉ có vỏn vẹn 2.500 USD. “Điều quan trọng không phải là khách hàng có bao nhiêu tiền đối ứng, mà dự án kinh doanh của khách hàng có tính khả thi như thế nào,” ông Thành nói.
Ông Thành cũng cho rằng việc các ngân hàng Việt Nam có ‘sân sau” là các doanh nghiệp, dự án là cực kỳ nguy hiểm. Nhiều ngân hàng Việt Nam đă lợi dụng việc huy động vốn của ngân hàng rồi tài trợ cho các dự án của ḿnh mà thiếu đi các yếu tố xem xét khi cho vay.
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Việt Nam cũng là điều đáng lo ngại. Theo con số công bố đầu năm th́ con số nợ xấu là khoảng 3,8%, nhưng khi trả lời trước Quốc hội, Thống đốc có công bố con số 10%. Sau đó thanh tra ngân hàng lại đưa ra con số 8,6%. Các tổ chức quốc tế th́ đưa ra con số từ 13-15%.
“Theo tiêu chuẩn quốc tế, nợ xấu ngân hàng quá 2% đă là vấn đề lớn nhưng thực tế có những ngân hàng Việt Nam tỷ lệ nợ xấu có khi c̣n lên tới 40-50%, không hiểu tín dụng sẽ được đẩy ra như thế nào?” ông Thành đặt câu hỏi.
Sau những thập kỷ 1990, 2000 phát triển tương đối nhanh chóng, kinh tế Việt Nam trong 2 năm qua đang bị chững lại nghiêm trọng, v́ lư do chính là doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay với lăi suất hợp lư. Hệ thống ngân hàng thương mại không c̣n tuân thủ các quy định về trần lăi suất.
Nhiều ngân hàng thương mại là sân sau của các nhóm lợi ích chỉ quan tâm đến việc phát triển các dự án của thành viên HĐQT và các cổ đông lớn. Hậu quả là các lĩnh vực như bất động sản, đầu cơ tài chính, chứng khoán...phát triển ồ ạt, rồi lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh đ́nh trệ, khát vốn, lăi suất cao ngất ngưởng làm xói ṃn cạnh tranh, kinh tế vĩ mô mất cân đối, lao động mất việc làm, an sinh xă hội không được đảm bảo.
Nguyên Hưng - NDHMoney
|