Bất chấp những cảnh báo từ phía Trung Quốc, ngày 11/9, Nhật kư hợp đồng mua một số đảo thuộc quần đảo mà cả hai cùng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh cũng đă cử 2 tàu hải giám đến quần đảo tranh chấp để “khẳng định chủ quyền".
Kư hợp đồng mua đảo
Chính phủ Nhật hôm qua -11/9 chính thức quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư bằng cách kư hợp đồng với các chủ sở hữu tư nhân nhằm mua 3 đảo trong 5 đảo thuộc quần đảo này.
Số tiền 2,05 tỷ yen (26 triệu USD) mua đảo được trích từ ngân quỹ dự pḥng của chính phủ. Chính phủ Nhật khẳng định rằng việc mua đảo là nhằm đảm bảo an ninh hàng hải tại các vùng biển lân cận cũng như duy tŕ và quản lư quần đảo một cách ổn định. Sau khi hoàn tất việc mua bán, nhóm đảo này sẽ do lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật quản lư.
|
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: AP
|
Theo Chánh văn pḥng Nội các Osamu Fujimura, thương vụ mua đảo sẽ không gây xáo trộn trong quan hệ giữa Nhật với các nước khác cũng như sự ổn định của khu vực. “Sự việc không nên là vấn đề cho mối quan hệ giữa Nhật với các nước khác và khu vực.
Chúng tôi chắc chắn không mong muốn bất kỳ ảnh hưởng nào đến mối quan hệ Trung-Nhật. Điều quan trọng là chúng ta phải tránh gây hiểu lầm và những vấn đề bất ngờ” – ông Fujimura nói. Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba cũng lên tiếng khẳng định việc mua đảo chỉ nhằm “duy tŕ ḥa b́nh và ổn định của quần đảo”.
“Chúng ta không thể phá vỡ sự phát triển ổn định trong mối quan hệ giữa Nhật và Trung Quốc v́ vấn đề này. Cả 2 nước cần phải hành động một cách b́nh tĩnh, dựa trên tầm nh́n bao quát”, ông Gemba nói với các phóng viên sau cuộc họp nội các phê chuẩn thương vụ mua bán đảo.
Bộ Ngoại giao Nhật cho biết, Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Á và châu Đại Dương Shinsuke Sugiyama ngày hôm qua cũng đă được cử đến Trung Quốc để t́m cách kiềm chế phản ứng của Bắc Kinh, giải thích mục đích mua các đảo của Nhật. Cũng trong ngày 11/9, Nội các đă bổ nhiệm ông Shinichi Nishimiya làm đại sứ mới của Nhật tại Trung Quốc, thay thế ông Uichiro Niwa.
Tàu hải giám đến Senkaku/Điếu Ngư
Ngay sau khi chính phủ Nhật tuyên bố sẽ quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp, Trung Quốc đă cử 2 tàu tuần tra đến khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để “khẳng định chủ quyền” của nước này tại đây. Tân Hoa xă cho biết, sáng qua - 11/9, 2 tàu của Hải giám Trung Quốc (CMS) đă đến vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hăng tin này cũng nói rằng CMS đă lên một kế hoạch hành động để bảo vệ chủ quyền và sẽ những phản ứng tùy theo diễn biến t́nh h́nh tại Senkaku/Điếu Ngư.
Trước đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/9 đều có những hành động để phản đối kế hoạch mua đảo của Nhật Bản. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố Bắc Kinh sẽ “không nhượng bộ” trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong khi đó tỏ ra cứng rắn hơn khi cảnh báo về những “hậu quả nghiêm trọng”.
“Chính phủ Trung Quốc sẽ không ngồi yên để nh́n lănh thổ của ḿnh bị xâm phạm. Nếu phía Nhật vẫn khăng khăng làm theo cách của ḿnh, họ sẽ phải gánh chịu tất cả những hậu quả nghiêm trọng phát sinh”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong một tuyên bố được Tân Hoa xă dẫn lại nói.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Tŕ cũng đă triệu tập Đại sứ Nhật tại Trung Quốc Uichiro Niwa đến trụ sở Bộ Ngoại giao Trung Quốc để chuyển thông điệp phản đối hành động mua đảo của Tokyo mà Bắc Kinh cho là “bất hợp pháp”.
Truyền thông Nhật đưa tin, tại cuộc gặp với ông Dương, đại sứ Niwa đă đáp lại rằng Nhật không chấp nhận cách đánh giá một chiều của Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Cheng Yonghua cũng đă tŕnh công hàm phản đối lên Bộ Ngoại giao Nhật.
Tranh chấp lănh thổ giữa Nhật và Trung Quốc đă được "thổi bùng" lên hồi tháng trước sau khi Nhật bắt giữ một nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo. Những tranh căi giữa 2 nước đă có dấu hiệu tác động đến lĩnh vực kinh tế, với việc một quan chức Trung Quốc nói rằng doanh số bán xe hơi của Nhật tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới sẽ bị tác động mạnh.
Minh Ngọc (theo
Kyodonews, BBC, Reuters)