Ba Lan - Đề tài về chủ tịch HNV, ông Lê Thiết Hùng cùng tổ chức ĐCS VN tại Ba Lan đang nóng. Xuất phát điểm có lẽ là do ông chủ tịch Hùng "nổ" và lên án những thành phần "phản động" trong cộng đồng. Các báo DCV và Bến Việt đă có loạt bài về ông. Nay xin giới thiệu bài tiếp theo về đề tài này.
Ăn thịt chó, đốt quầy, buôn ma túy và theo cộng sản sẽ trở thành bản sắc cộng đồng người Việt tại Ba Lan? Tờ Bến Việt taijn Ba Lan đă có cuộc nói chuyện dài giờ với một trong những người Ba Lan tích cực ủng hộ người Việt, không quên đặt các câu hỏi khó đối với cả hai bên - cộng đồng người Việt và dư luận Ba Lan. Phần 1 của cuộc phỏng vấn đề cập đề tài hội nhập nhân chuyện đi chơi quốc khánh và việc bác Lê Thiết Hùng được quan tâm.
Trước khi nói tới các vấn đề về cộng đồng người Việt, chúng tôi muốn được biết v́ sao bản thân ông lại đầu tư thời gian công sức hỗ trợ cộng đồng người Việt?
Robert Krzysztoń: Trên hết bởi tôi thấy người Việt là những người đáng mến và cần có điều kiện tốt hơn để phát triển. Khi người ta đă nhập cư vào Ba Lan th́ tôi là một người Ba Lan cần có trách nhiệm với cộng đồng này, trước khi đ̣i hỏi cộng đồng có trách nhiệm với Ba Lan. Tôi thấy có nhiều người Việt lẽ ra phải được quyền cư trú tị nạn chính trị tại Ba Lan nhưng họ không có được quyền đó v́ Ba Lan chưa thấu hiểu hoặc bỏ qua đề tài quan trọng là hiện trạng chính trị tại Việt Nam đang ngày càng xấu đi, nhất là về vấn đề nhân quyền. Ba Lan là nước cũng từng trải qua chế độ cộng sản nên chúng tôi phải là những người có trách nhiệm hỗ trợ công dân các nước c̣n nằm trong ách cai trị độc tài như Việt Nam hay Cu-Ba…
Nhưng có những anh kéo xe, chị bán hàng vải lại quá tập trung lo miếng ăn, chỉ nhớ tới quyền lợi riêng mà không hiểu nổi các vấn đề vĩ mô như chuyện chính trị, độc tài, nhân quyền… Làm sao giúp những người bị coi là "không hiểu biết"?
Chẳng có ai là "không hiểu biết" trong lĩnh vực nhân quyền. Không ai muốn quyền lợi của ḿnh bị bác bỏ. Hơn nữa, người Việt rất ư thức được sự khác biệt giữa nhà nước dân chủ và nhà nước độc tài. Bất kể tầng lớp nào, dù là sinh viên, học sinh, anh cửu vạn hay chị nhân viên bán hàng, mọi người biết rất rơ và nếu có thể th́ họ biểu hiện. Không chỉ ở Ba Lan mà ngay tại Việt Nam người dân đă biết thể hiện sự bất măn, đă biết nêu ra các đ̣i hỏi về đa nguyên, nhân quyền. Cụ thể là tại Việt Nam tầng lớp công nhân xí nghiệp, nông dân, thanh thiếu niên đă liên tục xuống đường, là tầng lớp lên tiếng mạnh mẽ nhất, có khi c̣n mạnh hơn cả trí thức. Tại Ba Lan th́ trong những năm trở lại đây người Việt đă biết tận dụng lợi thế của biểu t́nh, của t́nh đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Khi quyền lợi của người Việt bị xâm phạm, người Việt đă biết định nghĩa được vấn đề một cách chính xác và đấu tranh đ̣i quyền lợi cho ḿnh. Cộng đồng cũng đă biết dựa vào truyền thông độc lập để đưa tiếng nói của ḿnh lên. Như vậy chứng tỏ cộng đồng người Việt rất am hiểu và tự tin, ít nhất ở bước đầu. Nhưng như vậy là rất đáng khích lệ rồi.
"Cần thông cảm và thông tin nhiều hơn"
Ông có nói người Việt đă biết định nghĩa được vấn đề một cách chính xác. Người ta định nghĩa được khi nào vậy?
Ví dụ, trong cuộc biểu t́nh gần đây nhất ở ASG, vấn đề làm mọi người bức xúc không nhất thiết là vấn đề đôi co tiền bạc mà tôi thấy rất nhiều người nhấn mạnh chuyện ban quản lư ASG đe dọa t́m cách ngăn chặn bà con biểu t́nh… Trong các khẩu hiệu của bà con đ̣i giảm tiền phí, tôi có thấy các yêu sách về quyền đối thoại, có cả một số thách thức với chủ chợ sau vụ mấy ông bắc loa hù dọa bà con "chạy theo các phần tử phản động". Tức là người Việt đă thấy rằng quyền con người phải đi trước lợi ích kinh tế - điều này không thể có được trong một cộng đồng non nớt. Và đó là điều đáng mừng. Tôi cũng rất vui khi thấy biểu t́nh chỉ tăng thêm khí thế khi tay sai của ṭa đại sứ gán gép tội "phản động" lên bà con.
Vâng, nhiều khi các bác ăn nói rất ngây ngô…
Họ phát ngôn như c̣n đang ở Việt Nam, họ coi thường chính đồng hương của ḿnh. Nếu người Việt gọi nhóm người này là đại diện cộng đồng th́ một cộng đồng như thế sẽ không được Ba Lan chấp nhận. Rất may là kiểu ăn nói của các vị này không thuyết phục được bà con.
Tờ Đàn Chim Việt đang có loạt bài về các hành động vi hiến của lănh đạo Hội Người Việt tại Ba Lan. Điều này người Việt chúng tôi cũng rất hiểu, rằng Hiến Pháp Ba Lan cấm tiệt chủ nghĩa cộng sản và những ai yêu cộng sản cứ về Việt Nam mà yêu, nếu đă ở Ba Lan rồi th́ không được tung hô cộng sản nữa. Nhưng phe thân nhà nước Việt Nam lại nói rằng cộng sản là một phần "bản sắc văn hóa" của cộng đồng người Việt…
Tôi có biết về loạt bài "ghi công" ông Lê Thiết Hùng. Đó, những người như ông Lê Thiết Hùng chính là chướng ngại vật cản trở sự phát triển hội nhập của cộng đồng người Việt. Các vị lănh đạo gốc cộng sản đang hoạt động trong cộng đồng bất chấp lịch sử, bất chấp các giá trị thiêng liêng của Ba Lan và bất chấp luôn cả cộng đồng người Việt. Nói cộng đồng Việt Nam mang bản sắc văn hóa cộng sản thật là xúc phạm với chính người Việt. Chế độ cộng sản ở Việt Nam thực chất là chính thể ngoại lai, do bác Hồ cho nhập từ Nga Sô vào Việt Nam những năm 30 - 40, nhưng phải nhờ súng đạn và chiến tranh, chế độ này mới có đường lấn xuống miền Nam Việt Nam. Kể từ khi nhà nước cộng sản cai trị từ năm 1975 cho tới nay, đă có biết bao người Việt kháng cự, chống đối chế độ cộng sản. Có người chấp nhận thiệt mạng, có người chấp nhận tù đầy để khai trừ độc tài khỏi đất nước Việt Nam. Đoàn Viết Hoạt, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, các thanh niên công giáo và rất nhiều nhân vật khác… đều là những tên tuổi không xa lạ với những người quan tâm hiện trạng Việt Nam. Người Việt đang đi trên con đường mà Ba Lan chúng tôi đă đi rất gian truân nhưng cũng rất đáng tự hào.
Nhưng chúng tôi cũng rất xấu hổ và khó xử khi thấy vẫn có một số người Việt nh́n cờ đỏ mà không thấy chối tai gai mắt, có người c̣n t́nh nguyện mang con nhỏ ḿnh đi nộp cho bầy sói các quan chức cộng sản, ví dụ trong các cuộc hội hè
(Cười) Đừng quan trọng hóa mấy chuyện hội hè. Trước kia, kể cả khi không khí đấu tranh của phe đối lập của chúng tôi lên hồi cao điểm, chúng tôi vẫn phải chứng kiến dân chúng kéo nhau đi dự quốc tế lao động và vỗ tay nghe chủ tịch đảng cộng sản khoe thành tích. Trong xă hội bao giờ cũng có những kẻ chỉ biết hưởng lợi, nhưng họ không có ư xấu, lại càng không phải là những người ủng hộ cộng sản, họ chỉ hơi vô trách nhiệm mà thôi. Người Việt các bạn có khi c̣n chẳng thèm vỗ tay động viên các bác sứ quán ấy chứ. Nhiều khi người Việt vỗ tay để các bác sứ quán mau kết thúc bài phát biểu dài ḍng nói chẳng ai nghe. Trong các cuộc tương tự, người Việt hay vỗ tay để nhắn nhủ rằng "nói thế đủ rồi"…
Ông Lê Thiết Hùng thích oách khi trả lời phỏng vấn và "nổ" .
Quả thật như vậy. Nhưng bọn trẻ th́ sao? Ví dụ trong buổi lễ quốc khánh mùng 2 tháng 9 tới đây, chúng sẽ phải chứng kiến những màn chào cờ ca múa trên nền cờ đỏ và tượng bác Hồ, trong không khí không khác ǵ Bắc Triều Tiên. Tôi thấy người Ba Lan nh́n vào Bắc Triều Tiên với thái độ khó tả. Vậy người Ba Lan nghĩ sao khi nh́n vào những người Việt c̣n đắm đuối với màu cờ sắc áo cộng sản?
Thực là một câu hỏi khó đối với tôi. Tôi luôn cho rằng người Việt rất đáng mến, nhưng trên nền cờ đỏ trông họ rất ngộ nghĩnh - đối với người thiện cảm với người Việt như tôi. Nhưng đối với những người Ba Lan b́nh thường th́ chuyện người Việt gắn bó với cờ đỏ có thể là điều khó chấp nhận hoặc ít nhất khó hiểu. Các em nhỏ tới dự các buổi lễ lạt như vậy rồi khi về có thể chúng sẽ thấy cha mẹ chúng khó đồng tâm với chúng hoặc chúng sẽ có cảm giác mặc cảm với bạn bè Ba Lan, điều này dĩ nhiên không tốt nhưng tôi cũng không cho rằng nó nặng nề. Tôi cho rằng phải thông cảm càng nhiều càng tốt, nên cho họ thời gian và cơ hội sửa đổi. Nhà nước Việt Nam tranh thủ sự vô tư của trẻ nhỏ và tận dụng sự vô tâm của các phụ huynh để củng cố bộ máy tuyên truyền, tạo cảm giác "đảng ta vững mạnh" nhưng trên thực tế chính những người tham gia hội hè cùng đảng lại là những người chửi rủa đảng nhiều nhất. Các bạn cần cung cấp thông tin để người Việt biết rằng người Ba Lan luôn liên tưởng cờ đỏ với chế độ cộng sản, mà người Ba Lan rất căm ghét chế độ cộng sản.
Vâng, chúng tôi thấy nhiều khi chúng tôi quá thách thức ḷng hiếu khách và tính độ lượng của người Ba Lan.
Một khi các bạn đă ở Ba Lan th́ những khó khăn của các bạn cũng là những khó khăn của tôi và của những người Ba Lan khác. Hăy yên tâm, chúng ta cùng tháo gỡ. Quan trọng là chúng ta phải xác định được vấn đề nằm ở đâu, cùng đối thoại và t́m giải pháp.
Có người dân bị nhồi sọ nặng nề tới nỗi họ cho rằng "sinh hoạt cộng đồng" là phải có đại sứ quán, là phải có màu sắc cộng sản…
(cười) Tôi e rằng chỉ có các đảng viên mới bị nhồi sọ nặng nề như thế. Đối với những người khác, tôi nhắc lại, cần cảm thông. Phần lớn mọi người tham gia lễ lạt là để tranh thủ thời gian rảnh chứ không phải để ủng hộ cộng sản. Rơ ràng người Việt ngày càng thức tỉnh và biết lựa chọn. Trong số những người Việt tôi quen không có ai mang con đi dự quốc khánh mùng 2 tháng 9. Và rơ ràng số người tham gia các hoạt động của ṭa đại sứ đă giảm đi đáng kể mỗi năm dù chương tŕnh ca nhạc của họ tổ chức khá công phu và họ cho mọi người vào cửa không mất tiền.
Nguồn: Benviet