Đức gia tăng áp lực với Ngân hàng Trung ương Châu Âu
Ngày 06/09/2012, trên nguyên tắc Ngân hàng Trung ương Châu Âu BCE sẽ thông báo cụ thể về kế hoạch mua lại công trái phiểu của các thành viên khối euro đang gặp khó khăn. Đức cực lực chống đối phương án này. Berlin cương quyết đ̣i các nước gặp khó khăn phải giải quyết nợ công và quản lư chặt chẽ các khoản chi tiêu.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu BCE Mario Draghi trong một cuộc họp báo tại Frankfurt ngày 2/8/2012.
Reuters/Kai Pfaffenbach
Ngân hàng Trung ương Đức chỉ trích mạnh mẽ lập trường của ngân hàng BCE đến nỗi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Mario Draghi phải lên tiếng. Đây là một sự kiện khá hiếm hoi. Trả lời tạp chí Đức Die Zeit, ông Draghi khẳng định, đối với chính sách tiền tệ, « đôi khi cần phải có những biện pháp ngoại lệ khi mà thị trường đang bị chao đảo v́ những tính toán không hợp lư ».
Tuy nhiên thống đốc ngân hàng BCE cũng nhắc lại rằng ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu là duy tŕ ổn định về giá cả, tức quan tâm đến rủi ro lạm phát và BCE hoạt động một cách « độc lập trong phạm vi quyền hạn ». Ông Mario Drahgi gián tiếp trấn an nước Đức rằng BCE không có ư định mua lại một cách vô hạn định các công trái của các quốc gia đang gặp khó khăn tài chính trong khu vực đồng euro.
Trong bối cảnh nhiều nước sử dụng đồng euro đang bị đe dọa mất khả năng thanh toán hay đang bị các nhà đầu cơ tấn công và kinh tế châu Âu đ́nh trệ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu chuẩn bị một kế hoạch hỗ trợ các thành viên yếu kém nhất gồm hai khả năng : Giảm lăi suất chỉ đạo để kích cầu, và mua lại một phần công trái phiếu của một vài quốc gia như Hy Lạp hay Bồ Đào Nha để giảm áp lực của thị trường tài chính đối với các quốc gia này. Cụ thể là giảm bớt lăi suất ngân hàng mà các mắt xích yếu kém nhất của khối euro phải đi vay.Trên nguyên tắc trong cuộc họp vào giữa tuần tới BCE sẽ chính thức loan báo về kế hoạch hỗ trợ tài chính nói trên.
Lăi suất chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương Châu Âu hiện đă xuống tới mức thấp kỷ lục là 0,75 %. Mọi người chờ đợi BCE không điều chỉnh lăi suất ngân hàng. Nói cách khách, phương tiện can thiệp duy nhất của định chế tài chính châu Âu này sẽ là quyết định mua lại một phân công trái phiếu của các nước đang gặp khó khăn. Vấn đề đặt ra là giải pháp này được Pháp ủng hộ nhưng lại bị chính phủ Đức phản đối mạnh mẽ.
RFI
|