Quý tử tâm thần, đại gia khốn khổ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-25-2012   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 73
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Quý tử tâm thần, đại gia khốn khổ

Được ra nước ngoài học hành là sự mong mỏi của nhiều học sinh và cả phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều gia đình rơi vào cảnh trớ trêu khi mà đi thì dễ nhưng về thì khó! Bởi sau một thời gian du học, con họ bị trầm cảm, tâm thần! Trong đó, có những gia đình rất giàu có đã phải lặn lội sang tận nơi mang con về chữa bệnh trước khi quá muộn …

Đại gia đồ gỗ khốn đốn vì quý tử tâm thần


Đây là trường hợp xảy ra đối với một gia đình người Hà Nội gốc, chuyên nghề buôn bán đồ gỗ quý hiếm. Gia đình giàu có và chỉ có một cậu con trai duy nhất nên mới học hết lớp 10, cậu thanh niên được cha mẹ cho sang Canada du học (theo hình thức tự túc).

Được hơn một năm, khi mà cậu đang dở dang chương trình học năm cuối phổ thông, ông T., bố cậu, đã phải lặn lội sang tận nơi mang con về trước khi quá muộn.

Lý do là vì cậu trót dính vào ma túy. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài, thường xuyên để lại hậu quả tệ hại cho hệ thần kinh, khiến cậu bị trầm cảm, nghiện sex.
Cậu quý tử được bố mẹ đưa đến gặp BS. Dũng để điều trị vì bị trầm cảm sau khi đi du học (Ảnh: N.A)
Tuy nhiên, khi đưa con về Việt Nam, sợ “mang tiếng” nên gia đình không đưa đi bệnh viện chữa bệnh mà để con ở nhà hơn một tháng với hi vọng tách được khỏi môi trường bên Canada thì con sẽ ổn.Trong thời gian đó, gia đình cũng tìm hướng cho cậu đi du học Hàn Quốc, đợi khi cậu bình phục trở lại là sẽ đi ngay.

Và sau nửa năm, dù chưa bình thường trở lại nhưng gia đình quyết định cho cậu sang Hàn Quốc. Nhưng được hơn một tháng, đại gia T. lại vật vã sang đón quý tử về vì cậu lại chứng nào tật nấy và tình trạng nghiện tình dục, chơi ma túy đá càng nghiêm trọng.

Lần này về nước, ông đã đưa thẳng cậu con đến Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia khám, chữa trị. Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa điều trị tâm thần nghiện chất (Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia – BV Bạch Mai) là người trực tiếp điều trị cho “quý tử” này.

Xác định tình trạng của cậu khá nặng (mất ngủ triền miên, bị ảo giác chi phối, tinh thần bấn loạn) nên ngoài việc uống các loại thuốc theo đúng chỉ định, cậu “quý tử” trên còn được hướng dẫn các cách chữa bằng tinh thần khác như: Gia đình động viên, tạo bầu không khí thoải mái, hạnh phúc.

Đặc biệt, chỉ sau 2 tháng điều trị ở Việt Nam, mẹ cậu hồ hởi cho bác sỹ Dũng biết cậu đã có bạn gái trở lại. Đó như một liều thuốc tinh thần quan trọng để giúp cậu bước ra khỏi những ảo giác, ám ảnh.

Theo bác sỹ Dũng, những câu chuyện liên quan đến các du học sinh bị tâm thần sau khi du học do sử dụng chất kích thích quá độ là chuyện xảy ra không hiếm.
Ngoài cậu quý tử này, bác sỹ Dũng còn đồng thời điều trị cho một “công chúa” khác ở quận Hoàn Kiếm, cũng được cho đi du học tự túc ở Úc nhưng chỉ sau gần 1 năm đã thân tàn ma dại vì thuốc lắc, phải trở về Việt Nam điều trị và được “nhốt” riêng trong một phòng, tránh trường hợp cô không kiểm soát được sẽ gây chuyện lớn.

Sốc, trầm cảm vì áp lực học tập, thay đổi môi trường sống

Trong khi đó, lại có những trường hợp bị trầm cảm, stress không phải vì dính vào ma túy, sex mà do không thể thích nghi với cuộc sống mới, hoàn toàn khác cuộc sống ở Việt Nam hoặc do áp lực học tập quá lớn.

Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng đã từng điều trị cho nhiều trường hợp du học sinh khi đi mạnh khỏe, thông minh nhưng khi về (giữa chừng) thì “có vấn đề” đã đúc rút ra rằng: Với những trường hợp đi du học theo học bổng tự túc thì nguyên nhân gây trầm cảm, tâm thần thường do lối sống buông thả.
Còn đối với trường hợp du học do xin được học bổng (dưới mọi hình thức) thì áp lực học tập quá lớn (do phải thi cử, sàng lọc liên tục để tránh bị trả về) nên các em rơi vào trạng thái bất ổn khi không theo kịp yêu cầu của nhà trường.

Ngoài ra, có một bộ phận khác (xảy ra ở tất cả các nhóm) thường bị trầm cảm, stress do môi trường sống thay đổi hoàn toàn khiến các em không thể thích nghi.

Quá trình khám, điều trị cho thấy có bệnh nhân khóc lóc thảm thiết, sang đến nơi rồi mà cha mẹ lại phải tìm cách đưa về rồi đưa đi trị liệu tâm lý.
Lại có những trường hợp vì sợ bị phía cung cấp học bổng trả lại nên học “như điên”. Những đối tượng có vấn đề về tâm thần đều do mất cân bằng trong cuộc sống.
Du học: Đừng tưởng đi dễ về dễ

Theo bác sỹ Dũng, hiện nay nhu cầu đi học ở nước ngoài rất phổ biến, nếu không muốn nói là trở thành một phong trào, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Nhiều gia đình có điều kiện không cần đợi đến khi con xin được học bổng mà tự cho con đi nhưng họ thường không lường trước được hết mọi vấn đề.

Có nhiều gia đình cho con đi du học khi con còn nhỏ, chưa đủ khả năng sống tự lập (bắt đầu cấp 3). Lại có những gia đình cho con đi nhưng không coi trọng đúng mức việc chuẩn bị tinh thần, tâm lý cho con để đối phó với những thay đổi của cuộc sống mới khiến đứa trẻ bị hoảng loạn.

Đó là chưa kể đến chuyện nhiều “cậu ấm cô chiêu” sinh ra trong gia đình quá thừa thãi vật chất sẽ rất dễ dính vào các tệ nạn xã hội, có thể hủy hoại cả cuộc sống, tương lai sau này.

“Vì thế, không phải cứ tưởng đi được là sẽ về được nguyên vẹn”, bác sỹ Dũng đúc rút.
N.Anh
VNN
saigon75_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	cafengoctung.jpg
Views:	6
Size:	25.5 KB
ID:	402692
Old 08-25-2012   #2
phokhuya
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
phokhuya's Avatar
 
Join Date: Jun 2007
Posts: 32,480
Thanks: 61,135
Thanked 61,279 Times in 19,788 Posts
Mentioned: 130 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 8783 Post(s)
Rep Power: 86
phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11
phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11
Default

Nói chung là vì học lực quá kém vì nền giáo dục trong nước quá tối tệ. Trong nước thì mang danh là đại học.Ra đến nước ngoài mới biết chưa bằng trình độ của lớp 9. Vã lại ngôn ngữ là một vấn đề nan giải. Áp lực lớn là chuyện bình thường. Những tên con ông, cháu cha thì chết cũng đáng. Chỉ tội cho những người có chí học hành, nhưng kết quả thì vẫn phải đầu hàng vì trình độ căn bản quá thấp.
Đây là kết quả của thời đại Xã Hội Chữ Nghĩa của CSVN. 37 năm qua mà trồng không ra được một hạt giống nào tốt. Chém giết, đĩ điếm, hút xách, lừa gạt..... thì không cần thi cũng chiếm giải nhất.
phokhuya is_online_now  
Old 08-25-2012   #3
Boyangel
R2 Kiếm Khách
 
Join Date: Mar 2007
Posts: 128
Thanks: 22
Thanked 18 Times in 9 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 9 Post(s)
Rep Power: 18
Boyangel Reputation Uy Tín Level 1Boyangel Reputation Uy Tín Level 1
Default

Quote:
Originally Posted by phokhuya View Post
Nói chung là vì học lực quá kém vì nền giáo dục trong nước quá tối tệ. Trong nước thì mang danh là đại học.Ra đến nước ngoài mới biết chưa bằng trình độ của lớp 9. Vã lại ngôn ngữ là một vấn đề nan giải. Áp lực lớn là chuyện bình thường. Những tên con ông, cháu cha thì chết cũng đáng. Chỉ tội cho những người có chí học hành, nhưng kết quả thì vẫn phải đầu hàng vì trình độ căn bản quá thấp.
Đây là kết quả của thời đại Xã Hội Chữ Nghĩa của CSVN. 37 năm qua mà trồng không ra được một hạt giống nào tốt. Chém giết, đĩ điếm, hút xách, lừa gạt..... thì không cần thi cũng chiếm giải nhất.
Amen
Boyangel_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 14:00.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05982 seconds with 14 queries