Mỹ đang lên kế hoạch thiết lập một lá chắn tên lửa mới tại châu Á nhằm kiềm chế với các mối đe doạ từ Triều Tiên và đối phó với khả năng tên lửa ngày càng mạnh lên của Trung Quốc, báo chí Mỹ hôm nay đưa tin.
Các tàu khu trục bắn thử tên lửa. (Ảnh minh hoạ)
Kế hoạch trên nằm trong khuôn khổ một sự dàn trận pḥng thủ vốn bao trùm các khu vực rộng lớn của châu Á, trong đó có một hệ thống radar mới ở miền nam Nhật Bản và có thể là một hệ thống khác ở Đông Nam Á kết hợp với các tên lửa đánh chặn trên đất liền và tàu pḥng thủ tên lửa, tờ Wall Street Journal cho biết.
Đó cũng là một phần trong chiến lược quốc pḥng mới của chính quyền Obama nhằm chuyển dịch các nguồn lực sang khu vực châu Á-Thái B́nh Dương vốn có tầm quan trọng với nền kinh tế Mỹ sau một thập niên sa lầy vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghansitan.
Việc mở rộng diễn ra vào một thời điểm khi Mỹ và các đồng minh trong khu vực bày tỏ lo ngại về mối đe doạ tên lửa của Triều Tiên. Họ cũng ngày càng lo ngại về lập trường cứng rắn của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp như Biển Đông, nơi các nước có tuyên bố chủ quyền chồng chéo.
Thông tin trên diễn ra sau khi một quan chức Mỹ giấu tên mới đây nói với tạp chí quốc pḥng Jane's Defence Weekly rằng Quân đội giải phóng Trung Quốc đă thử nghiệm một tên lửa đạn đạo liên lục địa hồi tháng 7, vốn có thể tấn công bất kỳ thành phố nào tại Mỹ.
Tên lửa DF-41 của Trung Quốc có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có thể được thiết kế để tấn công một mục tiêu riêng biệt, Jane's Defence Weekly cho biết.
Các nhà hoạch địch quốc pḥng Mỹ cũng đặc biệt lo ngại về việc Trung Quốc phát triển một loại tên lửa chống hạm, được mệnh danh là “sát thủ tiêu diệt tàu sân bay”, vốn có thể đe doạ hạm đội tàu sân bay của hải quân Mỹ ở Thái B́nh Dương.
Các tên lửa nói trên, có tầm xa khoảng 1.500km, được thiết kế để ngăn chặn các tàu chiến Mỹ tiếp cận Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.
“Về mặt ngôn từ, trọng tâm của chúng tôi là Triều Tiên”, Steven Hildreth, chuyên gia pḥng thủ tên lửa từ Vụ khảo cứu quốc hội, một cơ quan cố vấn cho quốc hội Mỹ, nói. “Nhưng trên thực tế, về dài hạn, chúng tôi cũng đang nhắm vào một con voi trong pḥng, đó là Trung Quốc”.
Bộ quốc pḥng Trung Quốc chưa không b́nh luận trực tiếp về kế hoạch pḥng thủ tên lửa của Mỹ, nhưng đưa ra một thông báo thận trọng.
“Trung Quốc luôn tin rằng các vấn đề chống tên lửa cần được xử lư một cách thận trọng, xét từ quan điểm bảo vệ sự ổn định chiến lược toàn cầu và thúc đẩy sự tin cậy song phương chiến lược giữa tất cả các quốc gia”, tuyên bố của Bộ quốc pḥng Trung Quốc ngày 23/8 viết.
Triển khai ở đâu?
Sơ đồ bố trí các hạm đội của hải quân Mỹ.
Các quan chức quốc pḥng Mỹ nói với tờ Wall Street Journal rằng cốt lơi của lá chắn tên lửa mới sẽ là một radar cảnh báo sớm, được biết tới với tên gọi X-Band, đặt tại một ḥn đảo chưa được tiết lộ ở miền nam Nhật Bản. Lầu Năm Góc đang thảo luận với Nhật Bản, một trong những đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực, về vấn đề này. Radar sẽ được lắp đặt trong ṿng vài tháng nếu Nhật Bản đồng ư.
Hệ thống X-Band mới có thể phối hợp với một radar sẵn có, vốn được lắp đặt ở miền bắc Nhật Bản hồi năm 2006, theo các quan chức Mỹ.
Một phát ngôn viên Bộ quốc pḥng Nhật Bản cho biết chính phủ nước này hiện chưa thể b́nh luận. Mỹ và Nhật trước đó đă loại trừ việc triển khai radar mới tới Okinawa, một ḥn đảo ở miền nam Nhật Bản vốn đă vấp phải sự phản đối của người dân địa phương về sự hiện diện của các lực lượng quân đội Mỹ.
Các quan chức tại Cơ quan pḥng thủ tên lửa và Bộ chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái B́nh Dương cũng đang xem xét việc triển khai một radar X-Band thứ 3 tại Đông Nam Á nhằm tạo một ṿng cung cho phép Mỹ và các đồng minh khu vực theo dơi chính xác hơn bất kỳ tên lửa đạn đạo nào được phóng đi từ Triều Tiên cũng như Trung Quốc.
Một số quan chức quốc pḥng Mỹ đă chú ư tới Philippines như một địa điểm tiềm năng cho radar X-Band thứ 3. Tuy nhiên, giới chức Lầu Năm Góc cho hay việc lựa chọn địa điểm chưa được xác định và các cuộc thảo luận mới ở giai đoạn đầu.
Ṿng cung radar theo kế hoạch trên có thể bao trùm Triều Tiên, Trung Quốc và có thể cả Đài Loan. Trung Quốc hiện đang đặt trên 1.000 tên lửa nhắm vào Đài Loan và nhiều khả năng sẽ phản đối mạnh mẽ bất kỳ sự can thiệp nào từ phía Mỹ.
Việc đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của Mỹ chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, vốn từng chỉ trích mạnh mẽ các hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ. Bắc Kinh lo ngại rằng một hệ thống như vậy, tương tự như hệ thống mà Mỹ đang triển khai tại Trung Đông và châu Âu để đối phó với Iran, có thể làm ảnh hưởng tới khả năng răn đe chiến lược của Trung Quốc.
Bắc Kinh từng phản đối việc triển khai radar X-Band đầu tiên của Mỹ tại Nhật Bản hồi năm 2006. Mátxcơva cũng bày tỏ những lo ngại tương tự về lá chắn tên lửa tại châu Âu và Trung Đông.
An B́nh
Theo Wall Street Journal