(ĐVO) Khoảng 1 năm trở lại đây, trong cộng đồng mạng Việt Nam đă lan truyền những bài viết được gọi là “giáo tŕnh dạy tự tử”, có nội dung hướng dẫn chi tiết các cách thức tự tử, với phân tích về ưu, nhược điểm của từng phương pháp và gợi ư về cái chết nào nhanh nhất, êm đẹp nhất.
Lan truyền "giáo tŕnh dạy tự tử"
Những trường hợp tự tử của lứa tuổi teen ở Việt Nam tăng mạnh thời gian gần đây.
“Giáo tŕnh” này được viết với phong cách hài hước, với khuyến cáo của tác giả rằng người đọc chỉ xem để biết cho vui vui chứ nhất quyết không được làm theo.
“Giáo tŕnh” đă được nhiều bạn trẻ chia sẻ trên nhiều blog, diễn đàn, mạng xă hội như với nhiều thảo luận sổi nổi về các phương pháp tự tử “tốt nhất”. Tuy nhiên, nó cũng làm dấy lên một luồng dư luận lo ngại về các hậu quả trong thực tế, tạo ra một cuộc tranh căi giữa những người ủng hộ và chống đối “giáo tŕnh dạy tự tử”.
Những người “ủng hộ” phần lớn là các thành viên tuổi teen. Nhiều thành viên cho rằng đây chỉ là một bài viết mang tính giải trí, đọc và bàn luận cho vui chứ chẳng chết ai. Tuy vậy, cũng có thành viên coi đây là một tài liệu “bổ ích” khẳng định ḿnh sẵn sàng áp dụng để t́m đến cái chết nếu bị rơi vào bế tắc. Một số thành viên c̣n bày tỏ sự thất vọng với cuộc sống và nhờ cộng đồng mạng tư vấn để t́m một cái chết phù hợp nhất. Thậm chí, c̣n xuất hiện cả hiện tượng lập hội rủ nhau tự tử tập thể trên mạng…
Đó cũng là lư do khiến sự phản đối dành cho “giáo tŕnh dạy tự tử” ngày càng gia lớn. Từ chỗ coi các “giáo tŕnh” này là những bài viết nhảm nhí vô hại, cộng đồng mạng dần dần nh́n nhận chúng như những mối nguy cơ tiềm ẩn trong xă hội.
Trên thực tế, những trường hợp tự tử tăng mạnh của lứa tuổi teen gần đây khiến nhiều người không thể không nghĩ tới sự liên đới của “giáo tŕnh tử thần”.
Các chuyên gia nói ǵ?
Những lo ngại của cộng đồng mạng được củng cố thêm khi các chuyên gia giáo dục, nhà nghiên cứu tâm lư lên tiếng trên nhiều bài báo về hiện tượng lan tràn của “giảo tŕnh dạy tự tử” trong giới trẻ.
Dưới đây là tổng hợp một số ư kiến tiêu biểu:
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, chuyên gia tư vấn Công ty đầu tư và phát triển con người Nhật Minh:
Lứa tuổi vị thành niên rất cần được sự quan tâm của cha mẹ, gia đ́nh và nhà trường bởi đây là giai đoạn phát triển nhanh nhất trong tiến tŕnh một đời người. Đây là thời điểm tâm lư phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị kích động và ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. Và trong xu thế phát triển như hiện nay, việc các em cô đơn ngay trong chính gia đ́nh ḿnh ngày càng nhiều dù được đáp ứng đủ đầy về vật chất. Từ sự cô đơn và chán chường trước những mối quan hệ lỏng lẻo trong gia đ́nh khiến các em dễ bế tắc mà không biết giải toả cùng ai.
Khi bế tắc, nhiều bạn trẻ không đủ sáng suốt, tỉnh táo và coi tự tử là cách giải thoát tốt nhất. Nếu không có cách ngăn chặn tận gốc, với những bạn trẻ đang bế tắc trong cuộc sống, khi gặp phải "giáo tŕnh" này, không loại trừ họ sẽ làm theo.
Ông Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lư giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng:
Với sự “mời gọi” kích động như vậy, các em sẽ tưởng đó là hay, là hành động đẹp. Tâm lư này rất dễ lây lan khiến các em rủ nhau tự tử. Nếu không kịp thời ngăn chặn, giáo tŕnh tự tử lan truyền mạnh sẽ rất nguy hiểm cho giới trẻ.
TS tâm lư Nguyễn Thị Kim Quư:
Những “giáo tŕnh” này sẽ khơi dậy những ư nghĩ tiêu cực trong giới trẻ, thậm chí tạo trào lưu không tốt. Ở lứa tuổi vị thành niên, trẻ có ḷng tự trọng, tự ái cao, luôn muốn khẳng định ḿnh: ḿnh là ai, ḿnh làm được ǵ, có thể khẳng định cách làm khác người? Ở lứa tuổi này bạn bè rất quan trọng nên các em dễ dàng rủ nhau tự tử mà không lường hết được hậu quả. Bố mẹ lại mải làm ăn để đáp ứng nhu cầu vật chất cho con nhưng lại quên rằng ở tuổi này trẻ cần sự quan tâm về đời sống tinh thần. Thế nhưng bố mẹ thấy con có dấu hiệu bất thường lại chỉ biết áp đặt, mắng mỏ khiến trẻ có phản ứng tiêu cực. Để giải tỏa những bức xúc này, nhiều trẻ sẽ dùng cơ chế tự xâm kích gây đau đớn cho cơ thể ḿnh mà đỉnh cao là tự tử. Có trường hợp phải vào trung tâm điều trị tâm lư v́ đă từng cắt cổ tay 3 lần do tự ái khi không được bố mẹ quan tâm, không hiểu ḿnh.
Đă đến lúc cơ quan chức năng phải kiểm soát, xóa các trang web đen đang đầu độc giới trẻ. Cộng đồng mạng cũng cần tạo những diễn đàn lên án, phân tích những sai lầm của “giáo tŕnh” này, tạo dư luận tích cực để trấn áp những cái xấu.
Ông Phan Lâm Hỷ, Hiệu trưởng Trường THCS Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội:
Nếu có “giáo tŕnh dạy tự tử” đang lan truyền trên mạng, phải t́m cách ngăn chặn tận gốc nếu không rất nguy hiểm. Nhưng điều cốt lơi nhất trong vấn đề định hướng cho các em vẫn là khía cạnh gia đ́nh và nhà trường. Chúng ta phải kết hợp với nhau chặt chẽ hơn, sâu sát hơn. Và sợi dây ràng buộc giữa các em với gia đ́nh và các em với nhà trường nhất thiết phải gần gũi hơn. Nếu chúng ta xa rời các em, các em chỉ có thể chia sẻ những bức xúc, những bí bách của ḿnh cho bạn bè. Và v́ thiếu kinh nghiệm sống, v́ những câu nói rất hồn nhiên của bạn bè đại loại như: “Thế th́ mày tự tử đi là xong hết”.
TS. Huỳnh Văn Sơn, chuyên gia tâm lư:
Kiểu thông tin thế này có nguy cơ hủy hoại đời sống của một con người, hay nói cách khác là không có tính nhân văn. Gia đ́nh, các cơ quan truyền thông cần “chạy đến”, “chạy cùng”, “chạy trước” con ḿnh để có những tác động mang tính tương hỗ trước những kiểu “dạy dỗ” khủng khiếp như “giáo tŕnh’ dạy tự tử.
Thạc sĩ tâm lư Nguyễn Thị Mỹ Linh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lư và truyền thông cộng đồng (TP.HCM):
Cần phải ngăn chặn, lên án những người trực tiếp hoặc gián tiếp phát tán các loại thông tin này lên mạng internet. Đây là những loại thông tin độc hại, rất nguy hiểm đối với giới trẻ. Những thông tin này có thể trực tiếp ảnh hưởng đến những người đang bị trầm cảm, bế tắc trước cuộc sống và kích thích họ t́m đến cái chết.
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - khoa Tâm lư giáo dục, trường ĐH Sư phạm TP.HCM:
“Giáo tŕnh dạy tự tử” đă xuất hiện từ lâu tại một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan… và đó chỉ là bước 1. Nếu theo đúng tiến tŕnh, hiện tượng này sẽ phát triển đến mức xuất hiện những cộng đồng mạng rủ nhau đi “lên thiên đàng” tập thể (bước 2). Nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu th́ trong thế giới mạng không giới hạn này, nguy cơ bước 2 sớm muộn cũng sẽ lan truyền đến Việt Nam”.
V.H (tổng hợp)