Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines Voltaire Gazmin, cho biết các thuộc cấp của ông đă báo cáo rằng các tàu cá của Trung Quốc đă rời khỏi băi cạn Scarborough nhưng họ đă cố t́nh phong tỏa eo biển h́nh móng ngựa dẫn vào khu vực này bằng một đoạn dây thừng rất dài nối trên một số phao nổi.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày thứ Năm (2/8) vừa qua, ông Voltaire Gazmin tiết lộ một báo cáo của lực lượng tuần tra bờ biển Philippines cho biết, ở 2 đầu của lối vào h́nh móng ngựa đă bị các ngư dân Trung Quốc buộc dây thừng kèm phao báo hiệu nhằm mục đích phong tỏa eo biển này.
Cũng theo lời ông Voltaire Gazmin đến nay Bộ quốc pḥng Philippines vẫn đang “nghiên cứu” và chưa biết sẽ ra quyết định xử lư như thế nào đối với đoạn dây thừng này.
“Điều này cho thấy họ đang cố t́nh ngăn cản chúng tôi tiến ra băi cạn với lư do đó là khu vực họ đang tuyên bố chủ quyền nhưng tất nhiên, đó là lănh thổ của Philippines và chúng tôi không thể để họ chiếm”, ông bộ trưởng nói.
![](http://cms.infonet.vn/Images/Images/470/t470615.jpg) |
Khu vực băi cạn Scarborough nh́n từ trên cao. |
Hồi đầu tháng 4 vừa qua, Philippines và Trung Quốc đă có những đụng độ khá căng thẳng tại khu vực băi cạn Scarborough. Đến nay mặc dù vấn đề này vẫn chưa được giải quyết nhưng tại cuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa diễn ra tại Cambodia hồi tháng 7, ông Gazmin và Bộ trưởng quốc pḥng Trung Quốc Lương Quang Liệt đă nhất trí “giữ đường dây liên lạc giữa 2 bên được thông suốt”.
“Chúng tôi cần đàm phán để t́m ra giải pháp và các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục được tiến hành”, ông Gazmin cho biết trong buổi họp báo.
Hiện Philippines và Việt Nam là 2 quốc gia tích cực nhất trong việc vận động và thúc đẩy sự ra đời của Bộ quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC) trong khối ASEAN.
Bộ quy tắc ứng xử này sẽ góp phần ngăn chặn sự “leo thang dẫn tới đối đầu quân sự” trong việc tuyên bố chủ quyền của các quốc gia ASEAN cũng như Trung Quốc trong khu vực Biển Đông.
Trong tuyên bố ra ngày 2/8, Văn pḥng phủ Tổng thống Philippines khẳng định, khi nào COC chưa ra đời, tất cả các bên đều không nên tiến hành những hoạt động thăm ḍ và khai thác tài nguyên trên những vùng có tranh chấp.
Bộ trưởng Truyền thông Philippines Ricky Carandang cũng lên tiếng cho rằng vấn đề quan trọng nhất và là việc ASEAN phải thực hiện đầu tiên và sớm nhất hiện nay là cho ra đời COC. Ông Carandang cũng yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm chỉnh tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà họ đă kư với ASEAN hồi năm 2002 đồng thời Bắc Kinh phải tiếp tục theo đuổi việc giải quyết các tranh chấp bằng con đường đàm phán ḥa b́nh, ngăn chặn sự leo thang của các mối căng thẳng.
Kể từ các cuộc đụng độ giữa tàu chiến Philippines và tàu Hải giám của Trung Quốc tại khu vực băi cạn Scarborough hồi tháng 4, phía Trung Quốc liên tục có những động thái “cứng rắn” nhằm dằn mặt Philippines. Hồi tháng trước, Trung Quốc đă cử khoảng gần 30 tàu đánh cá xâm phạm vào khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam đồng thời trên đường đi đă cố t́nh đi qua những đảo mà Philippines chiếm giữ với hàm ư đe dọa.
Tự nhận thấy tiềm lực quân sự của ḿnh không thể đối đầu với Trung Quốc trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biên giới và ngăn chặn những hành động xâm nhập ngang nhiên của nước này, Philippines đă tuyên bố sẽ đưa vấn đề này ra ṭa án quốc tế và yêu cầu được phân xử theo luật biển.
Đến nay, Trung Quốc vẫn rất lo sợ sự tham gia của cộng đồng luật pháp quốc tế và ngoan cố theo đuổi chính sách “giải quyết các vấn đề tranh chấp chủ quyền theo đàm phán song phương”.
Dù Bắc Kinh đă tuyên bố họ sẽ mở cửa để tham gia thảo luận để xây dựng COC cùng với ASEAN nhưng ông bộ trưởng truyền thông Philippines đă “vạch mặt” Trung Quốc khi chỉ ra rằng “chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ chịu ngồi xuống để tham gia vào dự thảo COC”.
“Chúng tôi kỳ vọng họ sẽ tiếp tục tham gia vào các cuộc thảo luận và họ đă nói là sẽ đồng ư nhưng đến bao giờ họ tham gia lại là một dấu hỏi rất lớn”, Bộ trưởng Truyền thông Carandang nói.
Ông Carandang cũng khẳng định Philippines sẽ cung cấp nơi trú ẩn cho bất kỳ ngư dân nào mắc kẹt giữa thời tiết xấu ở quanh những khu vực thuộc chủ quyền của nước này bất chấp các mối căng thẳng vẫn đang lên cao.
“Về tổng thể, v́ lư do nhân đạo nếu có ngư dân nào gặp khó khăn chúng tôi cũng sẵn sàng giúp đỡ để bảo vệ tính mạng, tài sản của họ bất kể đó là ngư dân Trung Quốc, Việt Nam hay Philippines”, ông Carandang phát biểu trong buổi họp báo.
Ngày 3/8, Bộ Ngoại giao Philippines đă lên tiếng yêu cầu Trung Quốc tháo gỡ đoạn dây thừng phong tỏa eo biển dẫn vào băi cạn Scarborough.
Minh Tân
Infonet