Tướng t́nh báo Ba Quốc là người sống rất nghĩa t́nh và nguyên tắc. Nhưng tại sao ông lại có đến hai người vợ?
Đằng sau uẩn khúc này là một câu chuyện dài thấm đẫm nước mắt về sự hy sinh cao cả của gia đ́nh ông…
(Từ trái qua) Thiếu tướng Đặng Trần Đức (tức Ba Quốc), Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ và Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn. (Ảnh tư liệu của
Ông Ba Quốc tên thật là Đặng Trần Đức, sinh năm 1922 trong một gia đ́nh nông dân nghèo ở Thanh Tŕ, một làng cổ nằm cạnh bờ đê sông Hồng, Hà Nội. Ông được biết đến với bí danh 3Q, một trong bốn con át chủ bài chiến lược trong các lưới t́nh báo hoạt động trước năm 1975 tại miền Nam (ba người c̣n lại là Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ, Đại tá Phạm Ngọc Thảo).
Những năm tháng sôi nổi
Trước khi bắt đầu hoạt động t́nh báo, con đường tham gia cách mạng của ông Ba Quốc được tóm lược như sau: tháng 5-1945, khi 23 tuổi, ông bắt đầu tham gia phong trào Việt Minh tại khu Hàng Trống, Hà Nội. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được bầu làm chủ tịch UBND Cách mạng lâm thời xă Thanh Tŕ (Hà Nội). Tháng 12-1945, ông tham gia vào Đoàn thanh niên cứu quốc. Tháng 4-1946, ông vào Đội công an xung phong phụ trách truy nă, trấn áp những kẻ phản động. Thời kỳ kháng chiến toàn quốc, ông làm trung đội trưởng công an xung phong ở mặt trận Khâm Thiên, sau đó là khu trưởng Đức Ḥa trong Ủy ban di cư Thanh Sơn, phụ trách và hướng dẫn đồng bào tản cư từ Hà Nội về Khu 4.
Sát cánh bên ông Ba Quốc trong những ngày đất nước mới giành được độc lập, tham gia bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ trong lực lượng công an xung phong tại Hà Nội, rồi vật lộn với cuộc tản cư lớn từ thành thị ra chiến khu những ngày đầu toàn quốc kháng chiến là người nữ đồng chí và sau là vợ ông, bà Phạm Thị Thanh.
Bà sinh năm 1922, người huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Có lẽ những năm tháng tản cư ngắn ngủi thời tuổi trẻ sôi nổi này lại là đoạn đời hạnh phúc nhất trong cuộc đời bà. Đó là thời gian bà được sống gần chồng nhiều nhất trong suốt cuộc đời hơn mấy chục năm làm vợ.
Niềm vui hạnh phúc lứa đôi vừa chớm nở, đứa con đầu ḷng chào đời chưa đầy một tháng th́ ông Ba Quốc nhận được quyết định từ Sở Công an Hà Nội để vào thành hoạt động t́nh báo. V́ nhiệm vụ mới, tháng 5-1950, ông Ba Quốc được tổ chức đưa về Hà Nội (bấy giờ địch đang chiếm đóng) với danh nghĩa hồi cư, t́m vợ con bị thất lạc. Tổ chức bố trí cùng đi với ông c̣n có một người tên Đặng Văn Hàm, con rể của ông Đàm Y - Quận trưởng quận 1 (khu Hàng Trống).
Người đàn bà “chửa hoang”
Thông qua nhân vật Đàm Y, ông trở thành công an viên trong bộ máy chiếm đóng của Pháp ở Hà Nội, bắt đầu quá tŕnh tạo vỏ bọc, chuẩn bị cho hoạt động t́nh báo lâu dài của ḿnh. Nhờ thiết lập được mối quan hệ thân t́nh đặc biệt với ông Đàm Y, ông Ba Quốc gặp thuận lợi trong việc khai lư lịch và làm thẻ căn cước mới với một cái tên mới. Trong lư lịch ông khai ở Nha Cảnh sát và Công an Bắc Việt, tên mới của ông là Nguyễn Văn Tá. Thời gian này, ông mất liên lạc với tổ chức và đă nhiều lần liều lĩnh t́m cách bắt liên lạc lại. Nhưng phải đợi đến ba năm sau, qua ba lần bố trí người liên hệ, khi làm đồn trưởng Công an Từ Sơn, ông Ba Quốc mới móc nối được với tổ chức.
Chân dung ông Ba Quốc.
Bà Phạm Thị Thanh, vợ đầu của ông Ba Quốc.
Khi ông Ba Quốc nối lại liên lạc với tổ chức cũng là lúc ông nhận được tin vợ con ông đă được tổ chức bố trí đưa vào sống ở nội thành Hà Nội. Cuộc trùng phùng diễn ra với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Hai người đă là vợ chồng hợp pháp từ năm 1947, đă có với nhau một mặt con nhưng trong hoàn cảnh này, ông đành ngậm ngùi nói với bà rằng họ chỉ có thể gặp nhau trong bí mật, lén lút chứ không thể sống hợp pháp, công khai.
V́ thương chồng, bà Thanh gật đầu chấp nhận, không một lời than, chỉ cốt mong sao chồng ḿnh được b́nh yên, thân phận không bị lộ để hoàn thành công tác tổ chức giao phó.
Rồi xóm lao động nhỏ b́nh yên, nơi vợ con ông Ba Quốc trú ngụ trong một con hẻm sâu hun hút ở Hà Nội bắt đầu có những lời bàn tán xôn xao. Cô Thanh hàng xén tần tảo nuôi con ngày nào trong mắt họ giờ bỗng chốc trở thành một người đàn bà không đứng đắn, “không chồng mà chửa”. Mặc kệ những lời ong tiếng ve, bà Thanh vẫn âm thầm hạnh phúc với mái ấm riêng của ḿnh, vẫn không thôi nhắn nhủ chồng hăy yên tâm công tác, đừng bận ḷng đến mẹ con bà.
Đứa con trai thứ hai của ông Ba Quốc chào đời không bao lâu th́ chiến dịch Điện Biên Phủ bùng nổ. Cả nước sống trong không khí náo nức của ngày vui đại thắng. Cùng lúc này, bên cạnh việc báo cáo tin tức về t́nh h́nh chính trị ở Hà Nội, ông Ba Quốc được lệnh của cấp trên chuẩn bị để theo đoàn người di cư vào Nam tiếp tục hoạt động, trước nguy cơ đất nước bị chia cắt lâu dài. Vỏ bọc của ông Ba Quốc cho đến giờ phút này là khá hoàn hảo nếu không kể đến một sơ sẩy bất ngờ và nguy hiểm trước đó.
Món quà cưới cho chồng
Khi cùng giao thông viên trên đường trở về chiến khu để học tập và nhận chỉ thị mới, đến vùng giáp ranh, cả hai dẫm phải băi ḿn và bị thương, được đưa vào điều trị tại BV Nhă Nam 14 ngày. Lúc trở về Hà Nội, ông bị Vũ Đ́nh Lư - Trưởng Công an Hà Nội nghi ngờ nhưng v́ nể ông Đàm Y nên không ra lệnh bắt. Vũ Đ́nh Lư cho lập hồ sơ nghi vấn ông là nhân viên công an Việt Minh được phái vào thành hoạt động, giao cho cấp dưới tiếp tục theo dơi… Vào thời khắc này, nếu đơn thương độc mă vào Nam, ông Ba Quốc có nguy cơ bị lộ tung tích, v́ hồ sơ nghi vấn ông là Việt Minh vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, vợ chồng Đàm Y - Quận trưởng quận 1, Hà Nội lại có ư gá nghĩa ông với người cháu gái của họ để chuẩn bị cho cuộc di cư vào Nam đang sắp sửa bắt đầu.
Trong t́nh h́nh đó, tổ chức đề nghị ông Ba Quốc nên thuận theo sắp xếp của ông Đàm Y để giải quyết tận gốc hồ sơ “Việt Minh nằm vùng” của ḿnh, đồng thời củng cố vỏ bọc vững chắc cho chặng đường hoạt động gian nan và lâu dài phía trước.
Sau nhiều ngày đắn đo, ông Ba Quốc quyết định nói thật với vợ ḿnh. Điều ông không ngờ là vợ của ông đă quyết định đặt quyền lợi đất nước lên trên cả hạnh phúc lứa đôi. Khi nghe chồng chia sẻ về nhiệm vụ mà tổ chức giao vào Nam hoạt động, phải lấy vợ khác để tạo vỏ bọc tốt nhất, bà Thanh đă lặng lẽ gật đầu nhưng với điều kiện: Ông Ba Quốc phải trao lại đôi hoa tai (quà cưới trước đây của bà) cho người vợ sau và phải ghi trên giấy tờ vợ sau là vợ kế...
Chúng tôi đă từng phỏng vấn tất cả người thân trong gia đ́nh ông Ba Quốc khi làm bộ phim tài liệu Con đường bí ẩn về ông. Đây là những lời tâm sự của chị Đặng Thị Hữu Hạnh, con gái ông Ba Quốc với người vợ sau: “Trước năm 1975, khi nh́n tờ khai sanh của ḿnh, tôi thấy ḍng cuối, phần ghi là vợ chính thức hay vợ kế, bố tôi ghi là vợ kế. Tôi có hỏi bố tại sao gọi là vợ kế khi bố chỉ có một ḿnh mẹ. Bố tôi nói khi nào con lớn lên th́ bố sẽ nói cho nghe... Sau 1975, bố tôi mới lấy tờ khai sanh ra và nói rằng: Hồi trước con Hạnh có hỏi bố tại sao ở đây ghi là vợ kế mà không ghi là vợ chính thức th́ bố giải thích luôn, bố hoạt động như thế này nên do điều kiện, bố đă có hai người vợ...”.
Trở lại câu chuyện dang dở trên đây, từ cái gật đầu đồng ư của bà Phạm Thị Thanh, ông Ba Quốc đă nén ḷng cưới người vợ sau theo lời đề nghị của tổ chức rồi cùng người vợ sau vào Nam với vỏ bọc mới để hoạt động t́nh báo.
Nguồn: Lê Phong Lan/ Phapluattp