Hải quân Philippines đang xem xét khả năng mua một hoặc hai tàu chiến mới từ Italy, trang bị những hệ thống vũ khí tiên tiến.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Philippines, Peter Paul Galvez, hải quân nước này đang lên kế hoạch để có được thêm tàu hộ tống mới và sẽ trang bị các loại vũ khí tiên tiến hơn so với các vũ khí đang trang bị trên 2 tàu tuần tra lớp Hamilton mua từ Mỹ. Theo đó, tàu chiến mới sẽ được tăng cường khả năng pḥng không.
Loại tàu chiến mà phía Philippines quan tâm là tàu lớp Lupo - tàu hộ tống có khả năng pḥng không tốt nhất của Italia.
Tàu khu trục nhỏ lớp Lupo có tải trọng 2.500 tấn và được trang bị với 8 tên lửa chống tàu Otomat Mk 2, một bệ phóng tên lửa pḥng không Sea Sparrow hoặc Aspid, hai ống phóng ngư lôi chống ngầm Mk 32, hai ụ pháo pḥng không ṇng kép 40 mm Oto Melara L70 DARDO và một ụ pháo 127 mm Otobrela 127/54.
Tàu khu trục nhỏ lớp Lupo c̣n được trang bị một radar mảng pha hiện đại có thể phát hiện mục tiêu trên không, t́m kiếm tàu mặt nước, định vị và kiểm soát bắn hiện đại. Tàu c̣n trang bị sonar phát hiện tàu ngầm cùng với hệ thống phóng mồi bẫy và các biện pháp đối kháng điện tử, đối phó thủy âm hiện đại.
MM Granatiere (F 585) là một trong những tàu khu trục nhỏ lớp Lupo của Hải quân Italia.
Philippines cũng rất quan tâm tới việc mua lại một tàu chiến lớn hơn, có thể là tàu khu trục lớp Maestrale, cũng của Hải quân Italu.
Tàu chiến này được sử dụng trong vai tṛ chống ngầm, có tải trọng tới 3.300 tấn và di chuyển với tốc độ khá nhanh, tới 33 hải lư/giờ.
Hải quân Philippines đang sử dụng hai tàu tuần tra lớp Hamilton có tải trọng 3.250 tấn mua lại từ Hải quân Mỹ, cả hai con tàu này đă trải qua nâng cấp và sửa đổi cho các nhiệm vụ mới.
Một tàu trong số đó là Gregorio del Pilar đă được chuyển đổi thành một tàu khu trục nhỏ, được trang bị pháo 76 mm và 25 mm nhưng lại không có tên lửa chống tàu và khả năng pḥng không. Các hệ thống cảm biến của tàu cũng chỉ được thiết kế cho nhiệm vụ định vị, t́m kiếm và cứu nạn.
Tàu Hamilton thứ hai được đặt tên BRP Ramon Alcaraz được lên kế hoạch bắt đầu đưa vào phục vụ từ tháng 12/2012.
Ngoài ra, Hải quân Philippines đang duy tŕ một tàu hộ tống lớp Cannon duy nhất là BRP Rajan Jumabon sau khi cho nghỉ hưu 2 tàu cùng lớp sau quá tŕnh phục vụ lâu dài.
“Chúng tôi không hoàn toàn dựa vào việc mua các thiết bị quân sự của Mỹ”, ông Gazmin nói. “Chúng tôi cũng đang t́m kiếm khả năng có thêm một vài trang thiết bị quân sự khác từ châu Âu, đặc biệt là từ Italy".
"Tuy nhiên, việc mua các trang thiết bị quân sự mới c̣n tùy thuộc và ngân sách”, ông nói thêm.
Hải quân Philippines cũng đang sử dụng 11 tàu hộ tống cỡ nhỏ, nhưng các tàu này không phù hợp cho nhiệm vụ tuần tra tầm xa như trên các vùng biển tranh chấp với Trung Quốc ở trên Biển Đông.
Phạm Thái (theo Defense - Update)