Vấn đề nan giải của Trung Hoa đương đại là các vị "Hoàng đế tồi". Ư kiến này xuất hiện trên tạp chí American Interest, trong bài viết của nhà chính trị học Francis Fukuyama.
Học giả Fukuyama nhận định hệ thống chính trị Trung Quốc có khả năng hoạt động rất hiệu quả nếu được những nhân vật có uy tín và khôn ngoan điều hành. Tuy nhiên, hệ thống sẽ vấp nhiều trở ngại khi ngồi trên ngai vàng là những vị “Hoàng đế tồi".
Một trong những lư do xuất hiện bài báo là vụ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai gây chấn động dư luận. Ông Fukuyama nhấn mạnh rằng việc loại bỏ Bạc Hy Lai không giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc giải quyết vấn đề "Hoàng đế tồi". Theo nhà nghiên cứu chính trị Mỹ, nguyên nhân ở chỗ gốc rễ vấn đề bắt nguồn từ quá khứ xa xưa.
Bài báo lưu ư hơn 2.000 năm qua, hệ thống chính trị Trung Quốc được xây dựng xung quanh sự quan liêu tập quyền phức tạp. Các quan chức luôn hành động theo truyền thống và quy tắc của ḿnh, xă hội được điều khiển từ trên xuống. Đồng thời, ông Fukuyama nhấn mạnh rằng Trung Quốc chưa bao giờ phát triển các quy định pháp luật và thể chế pháp lư độc lập có khả năng hạn chế cái thói “tự tung, tự tác” của người cai trị.
Về cơ bản, hệ thống ngày nay vẫn hoạt động tương tự. Trung Quốc có sự tập trung quyền lực cứng rắn, nhưng lại thiếu hệ thống kiềm chế và cân bằng. Như những sự kiện vụ Bạc Hy Lai cho thấy chế độ không được bảo vệ trước các chấn động chính trị, nếu chẳng may vương trượng vào tay "Hoàng đế tồi". Triển vọng một nhân vật như Bạc Hy Lai (người vận dụng đường lối quản lư của Mao Trạch Đông) lên nắm quyền là điều rất thực tế.
Trong những năm gần đây, giới phân tích chính trị Trung Quốc viết rằng đất nước thực hiện nhiều chuyển biến theo hướng thể chế hóa. Ông Fukuyama phản bác quan điểm này và cho rằng một hệ thống pháp lư hiệu quả kiểm soát hành động của các quan chức chưa hề được tạo ra. Các cơ cấu nhà nước Trung Quốc không được bảo vệ trước quyết định tùy tiện của những vị "Hoàng đế tồi".
Theo ư kiến của ông Andrey Karneev, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Á Phi, Đại học tổng hợp Moskva, bài viết của Fukuyama là câu trả lời những công bố của nhà chức trách Trung Quốc vốn ghi nhận sự cởi mở và minh bạch của chính phủ ở Bắc Kinh trong những năm gần đây.
Nhà chính trị học Fukuyama phản ánh suy tư e ngại của những người Trung Quốc vốn cho rằng đề cao nhân vật như Bạc Hy Lai sẽ đẩy đất nước vào thời kỳ cánh tả cấp tiến. Hệ thống của Trung Quốc có vẻ hấp dẫn, đặc biệt khi nhắc đến thành tựu kinh tế, nhưng hệ thống này không có cơ chế chống lạm dụng quyền lực.
Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Á Phi A. Karneev kết luận sự thiếu hụt các quy tắc và tính minh bạch thấp trong hoạt động của cơ cấu chính phủ cùng với việc nhấn mạnh quan hệ cá nhân và mức độ tham nhũng cao làm cho hệ thống này rất dễ bị tổn thương.
Theo VOR